Mùa bướm vàng chanh di cư (Catopisilia pomona) tại Lâm Đồng
- Được viết: 24-04-2016 12:04
Những ngày gần đây tại Lâm Đồng xuất hiện loài bướm màu vàng chanh (Catopisilia pomona)bay rập rờn thành từng đàn trên một số cánh đồng tại huyện Đam Rông như cánh đồng Cọp, xã Đạ M’rông, cánh đồng Cil Mup, xã Đạ Tông. Từng đàn bướm vàng liên tục nối đuôi nhau tới hàng ngàn con bay lượn, đậu bám khắp một vùng rộng lớn tại các cánh đồng.
Loài bướm vàng chanh di cư (tên tiếng Anh: Lemon yellow Emigrant), thuộc họ bướm phấn Pieridae, bộ cánh vẩy Lepidoptera phân bố chủ yếu ở Châu Úc và châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; Philippine, Malaysia..). Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật xác định loài bướm vàng chanh đã xuất hiện phổ biến tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đặc biệt tại khu vực Tây nguyên nơi trồng nhiều cây muồng. Tuy nhiên loài bướm này chỉ xuất hiện trong mùa hè và mùa xuân.
Ký chủ của bướm vàng chanh chủ yếu là các loài cây thuộc giống muồng Cassia (muồng lác, muồng hoàng yến, muồng hoa hường…) và một số cây trồng khác như cây móng bò, cây giáng hương, cây gièng gièng, không xuất hiện trên các loại cây trồng khác như cà phê, rau, hoa…
Về đặc điểm hình thái: Trưởng thành màu vàng chanh, phần rìa ngoài trên cánh trước có viền màu đen. Trưởng thành thường đẻ trứng ở mặt dưới lá, trứng đẻ từng quả ở rìa mép lá, mới nở trứng có màu trắng, hình cái chai sau chuyển sang màu vàng và có gờ dọc theo chiều dài của trứng. Giai đoạn trứng kéo dài 3 - 4 ngày. Sâu non có màu xanh với một dải màu trắng nằm dọc theo hai bên thân với những đốm màu đen nằm phía trên theo dải màu trắng. Nhộng trần hình tam giác, thường bám ở trên cây nhờ các sợi tơ.
Tập tính sinh sống: Bướm vàng có thời gian giao phối dài từ 16 – 20 tuần nên thường xuất hiện với số lượng lớn thành từng đàn và có đặc tính di cư. Chúng bay nhanh và hay tụ tập ở những chỗ đất ẩm ướt dọc lề đường hoặc những khu vực có nhiều hoa.Vào mùa hè bướm vàng bắt cặp giao phối mạnh, đến mùa đông do ảnh hưởng của thời tiết, loài bướm này thường bất dục và sang mùa xuân lại tiếp tục giao phối và sinh sản. Vì vậy một năm thường có 2 lứa; vào mùa hè có thể gặp hàng đàn bướm vàng bay trong rừng hoặc trên các cánh đồng.
Hình ảnh: Các pha phát dục của bướm vàng chanh di cư (Catopisilia pomona)
(Nguồn Internet)
Như vậy mùa bướm vàng chanh di cư ở Lâm Đồng thường xuất hiện rộ vào tháng 4 hàng năm. Sự xuất hiện của loài bướm vàng chanh góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cảnh quan thu hút khách du lịch. Loài bướm này xuất hiện thành từng đàn và chỉ gây hại cục bộ trên các giống muồng Cassia, sâu non có thể ăn trụi toàn bộ lá cây muồng, vì vậy nông dân trồng muồng cần theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi sâu non xuất hiện. Trên các cây trồng khác như chè, cà phê, rau, hoa…bướm vàng chanh không gây hại, vì vậy bà con nông dân không phải hoang mang, lo lắng về sự xuất hiện của đối tượng này.
Phòng Kỹ thuật
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 7 năm 2015 - 13/07/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 5 năm 2018 - 24/05/2018
- Tình hình gây hại của bệnh xoăn lá virus trên cây cà chua tại huyện Đơn Dương - 18/08/2016
- Tập huấn quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh đốm héo hoa cúc và xà lách do virus gây hại tại thành phố Đà Lạt - 30/05/2017
- Bệnh sọc thân do virus trên hoa cúc tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận - 04/05/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 01 năm 2016 - 14/01/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 6 năm 2015 - 29/06/2015
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 5 tháng 5 năm 2014 - 02/06/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 1 năm 2018 - 12/01/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 3 năm 2016 - 14/03/2016
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 1 tháng 02 năm 2015 - 09/02/2015
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 18-24/3/2019 - 02/05/2019
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 3 tháng 8 năm 2014 - 22/08/2014
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 3 năm 2014 - 14/03/2014
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 1 tháng 9 năm 2014 - 05/09/2014
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 19-26/5/2019 - 30/05/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 02 năm 2019 - 14/02/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 12 năm 2018 - 03/01/2019
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 3 tháng 11 năm 2014 - 24/11/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 9 năm 2018 - 06/09/2018