Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 6 năm 2017
- Được viết: 07-06-2017 08:43
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 34/TB-TTBVTV Lâm Đồng, ngày 05 tháng 6 năm 2017
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG
Tuần 22 (Từ ngày 29/5/2017–04/6/2017)
- TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT
Trong tuần, thời tiết Lâm Đồng diễn biến theo chiều hướng ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào, có nơi có mưa vừa đến mưa to. Nhiệt độ trung bình 23,3 – 24,30C, cao nhất 33– 350C, thấp nhất 15– 170C; độ ẩm không khí 85,5 – 90,5%, lượng mưa 137,5 – 187,5mm
- TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH
- Cây lúa (15.582ha)
*Lúa vụ Đông Xuân 10.017ha: làm đòng - trỗ 755ha, ngậm sữa– chín 1.113ha, thu hoạch 8.129ha.
*Lúa vụ Hè thu 5.565ha: giai đoạn mạ 1.822ha, đẻ nhánh 2.282ha, làm đòng - trỗ 1.203ha, ngậm sữa - chín 76ha, thu hoạch 182ha.
- Bọ trĩ: Gây hại 226,9ha tại Đạ Tẻh (giảm 66ha so với kỳ trước), mật độ 6,4-33 con/m2;
- Các đối tượng dịch hại khác (rầy nâu, ốc bươu vàng, đốm nâu, đạo ôn, khô vằn…) chủ yếu gây hại ở mức nhẹ.
- Cây cà phê (155.238,7ha)
- Sâu đục thân: Ít biến động so với kỳ trước, tại Đà Lạt có 250ha cà phê chè bị sâu đục thân gây hại, TLH 10 – 25%. Trong tuần, TTNN Đà Lạt đã tổ chức cấp phát 8.750 lít thuốc Diazan 50EC cho các xã, phường phun phòng trừ đồng loạt trên toàn bộ diện tích 3.500ha cà phê chè của thành phố Đà Lạt.
- Bọ xít muỗi: Nhiễm rải rác 3.838ha tại Lạc Dương, Đà Lạt, Đam Rông, Đức Trọng (tăng 476ha so với kỳ trước), TLH 12,5 -34%.
- Mọt đục cành: Gây hại nhẹ 5.415,6ha tại Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm (giảm 489,8ha so với kỳ trước), TLH 12,5 - 25%.
- Rệp sáp: Gây hại rải rác 6.558,3ha (giảm 2.122,9ha so với kỳ trước), TLH 7,5- 20%.
- Cây chè (21.131,3ha)
- Bọ xít muỗi: Gây hại 2.010ha (giảm 150ha so với kỳ trước), TLH 5–10%;
- Bọ cánh tơ: Gây hại rải rác 1.586ha (tăng 64ha so với kỳ trước),TLH 5 – 10%.
- Cây điều (29.832,1 ha)
Bọ xít muỗi: Gây hại ở mức nhẹ- trung bình 5.128,2ha (tăng 1.451,1ha so với kỳ trước), TLH 10 –22%.
- Bệnh thán thư: Nhiễm nhẹ 4.983,4ha(tăng 466,7ha so với kỳ trước), TLH 11,5– 20%.
- Cây rau
5.1.Cà chua (1.209ha)
- Bệnh xoăn lá virus: Toàn tỉnh nhiễm 577,7ha (358,1ha nhiễm nặng, 201ha nhiễm trung bình), tăng 16ha so với kỳ trước,TLH 17,7- 50%.
- Bệnh mốc sương: Trong tuần nhiễm 448,5ha (tăng 3,5ha so với kỳ trước), TLH 10,4 - 40%.
5.2.Rau họ thập tự (2.626ha)
- Bệnh sưng rễ: Gây hại rải rác 183ha (7ha nhiễm nặng), giảm 3,5ha so với kỳ trước, TLH 7– 20%.
5.3. Rau xà lách (500ha)
- Bệnh đốm héo (virus): Gây hại chủ yếu trên giống xà lách scarole, lô lô xanh tại Đà Lạt. Trong tuần có 11ha nhiễm bệnh, giảm 1ha do thu hoạch và chuyển đổi sang trồng cây rau khác, TLH 10 - 30%.
- Hoa cúc (895ha):
- Bệnh héo vàng (virus): Tiếp tục lây lan và gây hại mạnh tại Đà Lạt, Lạc Dương. Diện tích nhiễm bệnh 110ha (nhiễm nặng 48ha), tăng 20ha so với kỳ trước, TLH phổ biến 10-20%, cao 30- 40%.
- Cây bơ (1.817,6ha):
- Bọ xít muỗi: Gây hại rải rác 520ha tại Di Linh, TLH 10 - 30%;
- Bọ vòi voi đục ngọn: Gây hại 8,5ha tại Di Linh, TLH 20 - 40%.
- Cao su, tiêu, sầu riêng: Sâu bệnh hại ít biến động so với kỳ trước.
- Cây dâu tằm, cà rốt, dâu tây, hoa hồng:Sâu bệnh gây hại không đáng kể.
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
- Trên cây lúa: Hiện tại trên đồng ruộng đang xuất hiện lứa rầy nâu tuổi 1-4, mật số thấp dưới 300 con/m2 tại Đạ Tẻh trên lúa Hè thu. Dự báo trong thời gian tới, thời tiết nóng ẩm,có thể phát triển và gây hại mạnh. Khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời phòng trừ.
- Trên cây cà phê: Bọ xít muỗi có xu hướng gia tăng gây hại trên các diện tích cà phê chè đang phát triển chồi, lá non, quả non. Chú ý kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ kịp thời.
- Trên cây rau: Chú ý sự phát triển của các đối tượng dịch hại như bệnh virus/cà chua, xà lách; bệnh mốc sương/ cà chua; bệnh sưng rễ/rau thập tự....
- Trên cây điều: Theo dõi chặt chẽ tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư. Khuyến cáo nông dân phòng trừ kịp thời nếu mật số bọ xít muỗi gia tăng mạnh.
- Trên cây hoa cúc: Bệnh héo vàng có nguy cơ tiếp tục lây lan và gây hại trên cây hoa cúc tại Đà Lạt. Cần khuyến cáo nông dân thu dọn tiêu hủy kịp thời các cây bị bệnh.
- ĐỀ NGHỊ
Để hạn chế sự lây lan gây hại của sâu bệnh trên các loại cây trồng. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:
- 1. Cây cà phê
- Sâu đục thân: Cần triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch như cắt tỉa, thu gom cây bị hại trước khi xử lý thuốc. Sử dụng thuốc Diazan 50EC, Diazan 10GR phun lên câykết hợp rải gốc theo liều lượng khuyến cáo.
- Bọ xít muỗi: Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Cypermethrin + Chlorpyrifos ethyl, Cypermethrin...để phòng trừ.
- 2. Cây rauhọ cà, xà lách, hoa cúc
Bệnh virus: Áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh virus tại vườn ươm và vườn trồng trong đó lưu ý: Thu gom, tiêu hủy triệt để cây bị bệnh. Hạn chế trồng các giống nhiễm nặng đặc biệt là giống cúc đóa, giống xà lách carol. Khi trồng mới phải sử dụng cây giống không có triệu chứng nhiễm bệnh. Quản lý tốt các côn trùng chích hút (bọ trĩ, bọ phấn, rầy rệp bằng một số hoạt chất như Dinotefuran, Thiamethoxam, Citrus oil, Oxymatrine...). Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc như Sat 4SL để tăng sức đề kháng của cây trồng đối với bệnh virus.
- Cây điều
- Bọ xít muỗi: Vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ dại trong ruộng, bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của bọ xít muỗi.Ngoài ra có thể sử dụng các hoạt chất như: Alpha – cypermethrin (FM-Tox 25EC, Motox 5EC, …); Cypermethrin (Wamtox 100EC, Sherbush 10EC …); Permethrin (Permecide 50EC…) để phun phòng trừ đồng loạt. Ngoài việc phòng trừ bọ xít muỗi trên điều cần phải chú ý phòng trừ bọ xít muỗi trên các cây ký chủ phụ như sầu riêng, ca cao, chè...
- Bệnh thán thư: Chủ động phòng trừ bọ xít muỗi gây hại vườn điều để giảm tác nhân tạo vết thương cho nấm bệnh xâm nhập. Khi điều ra lộc non sử dụng một số loại thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ bệnh: Citrus oil(MAP Green 6SL), Hexaconazole (Tungvil 5SC, Callihex 5SC, Fulvin 5SC…); Copper Hydroxide (DuPontTMKocide 46.1WG); Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG); Difenoconazole (Score 250EC)./.
Nơi nhận: KT.CHI CỤC TRƯỞNG
- Trung tâm BVTV phía Nam; PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
- Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c); (Đã ký)
- UBND các huyện, Tp (để biết);
- TTNN các huyện, Tp (để phối hợp);
- TTKN Lâm Đồng (email); Nguyễn Thị Phương Loan
- Đài PT-TH Lâm Đồng (email)
- Lưu: VT, BVTV.
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 9 năm 2018 - 06/09/2018
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 4 tháng 11 năm 2014 - 01/12/2014
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 2 tháng 5 năm 2017 - 16/05/2017
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 1 tháng 01 năm 2017 - 11/01/2017
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 3 tháng 12 năm 2014 - 22/12/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2016 - 14/09/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 9 năm 2016 - 10/10/2016
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 3 tháng 02 năm 2015 - 20/02/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 01 năm 2016 - 14/01/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 3 năm 2015 - 23/03/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 7 năm 2016 - 12/07/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 01 năm 2016 - 25/01/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 9 năm 2017 - 02/10/2017
- Mùa bướm vàng chanh di cư (Catopisilia pomona) tại Lâm Đồng - 24/04/2016
- Thông báo tình hình sinh vật vại kỳ 1 tháng 12 năm 2014 - 05/12/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 1 năm 2019 - 09/01/2019
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 3 tháng 9 năm 2014 - 22/09/2014
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 7 năm 2014 - 15/07/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 3 năm 2015 - 13/03/2015
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 18-24/3/2019 - 02/05/2019