Công tác phòng trừ bệnh xoăn lá virus hại cây cà chua tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng
- Được viết: 13-10-2016 15:06
Từ giữa tháng 7/2016, bệnh xoăn lá virus có xu hướng lây lan nhanh và gây hại phổ biến tại các vùng trọng điểm về sản xuất cà chua của 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng. Tính đến 30/9/2016, tổng diện tích nhiễm toàn tỉnh 936,1ha (366,1 ha nhiễm nặng, 150 ha phải nhổ bỏ), TLH từ 15 - 80%, bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn 20 – 30 ngày sau trồng.
Trước diễn biến gây hại của bệnh xoăn lá, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng đã phối hợp với phòng Nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, UBND các xã triển khai các giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan và gây hại của bệnh. Trong đó đã tổ chức 18 lớp tập huấn cho 850 nông dân của 12 xã, thị trấn về quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh xoăn lá virus hại cà chua; tổ chức 02 lễ phát động ra quân thu gom tàn dư cây họ cà nhiễm bệnh tại 02 xã bị thiệt hại nặng Tu Tra và Ka Đơn – huyện Đơn Dương với 148 nông dân tham gia; tổ chức 02 lớp tập huấn cho 85 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống cà chua về thiết kế và quản lý cây giống sạch bệnh. Ngoài ra, Chi cục đã chỉ đạo TTNN các huyện phối hợp với UBND các xã tổ chức tuyên truyền trên đài phát thanh các xã, thôn về nguyên nhân phát sinh lây lan bệnh xoăn lá virus và các biện pháp phòng ngừa để người dân nắm bắt, chủ động khắc phục trên các diện tích bị nhiễm bệnh.
Sau khi thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân phòng ngừa bệnh xoăn lá virus, đến nay tại các vùng nhiễm nặng như Ka Đơn, Tu Tra phần lớn người dân đã tiến hành nhổ bỏ, thu gom và tiêu hủy cây cà chua nhiễm bệnh và tiến hành luân canh sang các cây trồng khác họ cà như rau họ thập tự, xà lách, cà rốt…Mặt khác trong quá trình canh tác cà chua, các vùng nhiễm nhẹ người dân đã chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm các môi giới truyền bệnh như bọ trĩ, bọ phấn, rầy rệp ngay ở giai đoạn 5 -7 ngày sau trồng bằng các nhóm thuốc đặc trị như Dinotefuran; Thiamethoxam; Citrus oil…; thường xuyên thực hiện biện pháp vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc theo đúng quy trình (cây khỏe trước, cây bệnh sau) nhằm hạn chế bệnh lây lan.
Đối với các vườn ươm cây giống cà chua, sau khi được tập huấn hướng dẫn về thiết kế vườn và quản lý cây giống sạch bệnh, các chủ cơ sở đều nhận thức rõ nguyên nhân làm phát sinh, lây lan nguồn sâu bệnh hại tại vườn ươm và các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng để đảm bảo tiêu chuẩn cây giống xuất vườn theo quy định như sử dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới kín để ngăn cản côn trùng xâm nhiễm từ ngoài vào vườn ươm, xử lý vật liệu ươm giống, phòng trừ môi giới truyền bệnh, vệ sinh vườn, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân để tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo cây giống sạch bệnh trước khi cung ứng cho nông dân.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục bệnh xoăn lá virus trong thời gian vừa qua đã hạn chế sự lây lan bệnh xoăn lá virus trên đồng ruộng. Hiện nay, tại 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng, chỉ còn 696,1ha nhiễm bệnh (126,2ha nhiễm nặng), (giảm 240ha so với tháng trước), TLH trung bình từ 8,2 - 30%. Trong tháng 10/2016, Chi cục sẽ thực hiện 02 mô hình PTTH bệnh xoăn lá do virus hại cây cà chua tại Đơn Dương, Đức Trọng (quy mô 2000m2/MH), kết thúc mô hình sẽ tổ chức hội thảo chuyển giao kết quả cho nông dân ứng dụng vào sản xuất nhằm quản lý tốt bệnh xoăn lá virus hại cây họ cà.
Một số hình ảnh trong công tác phòng trừ bệnh xoăn lá virus hại cây cà chua
Tập huấn cho nông dân và các vườn về quy trình phòng trừ bệnh xoăn lá cà chua
Lễ ra quân thu gom tàn dư cây họ cà
Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 3 tháng 7 năm 2014 - 27/07/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 11 năm 2015 - 23/11/2015
- Lễ ra quân phòng chống dịch bọ xít muỗi hại cây cà phê tại huyện Lạc Dương - 18/02/2017
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 1 tháng 12 năm 2016 - 13/12/2016
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 22-28/4/2019 - 02/05/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2018 - 13/09/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 10 năm 2017 - 27/10/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 6 năm 2016 - 15/06/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 5 năm 2018 - 17/05/2018
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 2 tháng 11 năm 2014 - 17/11/2014
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 3 tháng 3 năm 2017 - 20/03/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 4 năm 2015 - 17/04/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 10 năm 2016 - 12/10/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 1 năm 2019 - 09/01/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 2 năm 2018 - 22/02/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 12 năm 2018 - 03/01/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 9 năm 2015 - 15/09/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 12 năm 2015 - 08/12/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 12 năm 2017 - 21/12/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 5 năm 2015 - 12/05/2015