Thống kê truy cập

3551488
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4326
30176
91133
3551488

Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 10 năm 2017

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           Số: 71/TB-TTBVTV                               Lâm Đồng, ngày 18 tháng 10 năm 2017

 

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG

Tuần 42 (Từ ngày 16/10/2017 – 22/10/2017)

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Trong tuần, thời tiết Lâm Đồng diễn biến theo chiều hướng ngày nắng, chiều và đêm có mưa rải rác. Nhiệt độ trung bình 21,3 – 240C, cao nhất 32– 340C, thấp nhất 17 – 190C; độ ẩm không khí 86 – 91%, lượng mưa 107 – 155mm.

II. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa

*Vụ Mùa 13.812ha: giai đoạn mạ 91ha, đẻ nhánh 3.515ha, làm đòng –trỗ 4.813ha, ngậm sữa - chín 4.380ha, thu hoạch 1.013ha.

* Vụ Đông Xuân 2017-2018 552ha: mạ 317ha, đẻ nhánh 235ha.

2. Cây cà phê (155.238,7ha): giai đoạn chắc quả- chín bói

3. Cây chè (21.017,6ha): giai đoạn búp non

4. Cây điều (29.809,6ha): giai đoạn phát triển ra chồi, lá non

5. Cà chua (1.422ha): phát triển thân lá 400ha, giai đoạn quả 1.022ha

6. Rau họ thập tự (2.069ha): các giai đoạn

7. Hoa cúc (930ha): các giai đoạn

III. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI 7 NGÀY

1. Cây lúa

- Rầy nâu: gây hại 355ha lúa giai đoạn đòng- trỗ tại Đạ Tẻh (tăng 342ha so với kỳ trước), mật độ 750 -1.400 con/m2, chủ yếu rầy tuổi 3, 4.

- Bệnh đạo ôn lá: Nhiễm 283ha tại Đạ Tẻh (giảm 70,2ha so với kỳ trước), TLH 5 – 22,4%;

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại 128ha tại Đam Rông, Đạ Tẻh (tăng 53ha so với kỳ trước), mật độ 8-30 con/m2;

- Các sinh vật gây hại khác (bọ trĩ, ốc bươu vàng, đạo ôn cổ bông,…) chủ yếu gây hại ở mức nhẹ.

2. Cây cà phê

- Sâu đục thân: Gây hại 290ha cà phê chè tại Đà Lạt, TLH 14 – 30%.

- Bọ xít muỗi: Nhiễm 1.660,8ha tại Lạc Dương, Đà Lạt, Đam Rông (giảm 654,8ha so với kỳ trước),TLH 9,8 - 25%.

- Rệp sáp: Gây hại 586ha (giảm 250,1ha so với kỳ trước), TLH 7,5 – 12,5%;

- Bệnh khô cành: Nhiễm 8.331,6ha (tăng 617,9ha so với kỳ trước), TLH 9,5–37,5%;

- Bệnh vàng lá: Nhiễm rải rác 5.972,3ha, TLH 6,6 – 25%.

3. Cây chè

- Bọ xít muỗi: Gây hại 2.568,5ha (tăng 82ha so với kỳ trước), TLH 5–12,3%;

- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ 1.738ha (giảm 282ha so với kỳ trước), TLH 7,1 – 10,6%.

4. Cây điều

- Bọ xít muỗi: Gây hại 4.859,3ha, tăng 21ha so với kỳ trước, TLH 13,5 – 22%.

- Bệnh thán thư: Do cây điều đang tiếp tục ra lộc non kết hợp với thời tiết mưa ẩm nên diện tích nhiễm thán thư tăng mạnh so với kỳ trước, toàn tỉnh nhiễm 8.114,2ha, (tăng 2.698,4ha), TLH 14– 38,6%.

5. Cây rau

5.1.Cà chua

- Bệnh xoăn lá virus: Tiếp tục gia tăng mạnh. Trong tuần toàn tỉnh nhiễm 940,4ha (344,5ha nhiễm nặng), tăng 79,7ha so với kỳ trước, TLH 13 – 40%.

- Bệnh mốc sương: Gây hại 413,4ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (tăng 16ha so với kỳ trước), TLH 16 - 40%.

5.2.Rau họ thập tự

- Bệnh sưng rễ: Gây hại rải rác 508ha (tăng 31,7ha so với kỳ trước), TLH 5 – 40%.

5.3. Rau xà lách

- Bệnh đốm héo (virus): Trong tuần nhiễm 7ha tại Đà Lạt, TLH 5-15%.

6. Hoa cúc

- Bệnh héo vàng (virus): Diện tích nhiễm bệnh 87ha tại Đà Lạt, Lạc Dương, TLH 5-20%.

7. Cao su, tiêu, sầu riêng, cây dâu tằm, cà rốt, dâu tây, hoa hồng: Sâu bệnh hại không đáng kể.

IV. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

- Trên cây lúa: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình gây hại của rầy nâu và bệnh vàng lùn lùn –lùn xoắn lá. Khuyến cáo nông dân chủ động phòng trừ.

- Trên cây cà phê:  Bệnh khô cành khô quả, vàng lá tiếp tục lây lan và gây hại trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý theo dõi tình hình phát triển của bọ xít muỗi. Khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ kịp thời.

- Trên cây điều: Bệnh thán thư có xu hướng gia tăng mạnh. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Trên cây rau, hoa: Bệnh xoăn lá virus/cà chua có xu hướng gia tăng mạnh. Ngoài ra chú ý phòng trừ bệnh đốm héo/xà lách, hoa cúc; bệnh sưng rễ/rau thập tự. Khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ kịp thời.

V. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Để hạn chế sự lây lan gây hại của sâu bệnh trên các loại cây trồng. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Cây lúa

- Rầy nâu: Theo dõi chặt chẽ mật số rầy nâu trên đồng ruộng, khuyến cáo nông dân duy trì mực nước phù hợp trên đồng ruộng để hạn chế rầy nâu chích hút cây lúa. Hạn chế sử dụng các loại thuốc gốc lân hữu cơ và cúc tổng hợp phòng trừ rầy nâu giai đoạn lúa <40 ngày sau sạ. Có thể luân phiên sử dụng các thuốc có hoạt chất như Fenobucarb; Buproferin; Acetamiprid; Acetamiprid + Buproferin...để phòng trừ.

- Bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá: Nhổ bỏ tiêu hủy các dảnh lúa nhiễm bệnh và xử lý phòng trừ rầy nâu để hạn chế bệnh lây lan.

2. Cây cà phê

- Bọ xít muỗi: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, phát quang bụi rậm hạn chế bọ xít muỗi cư trú. Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Cypermethrin + Chlorpyrifos ethyl (Supertac 500EC, Victory 585EC) để phòng trừ.

- Bệnh khô cành, khô quả: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, cắt và gom những đoạn cành bị bệnh đốt tiêu hủy. Có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV sau để phòng trừ: Copper Hydrocide (DuPont Kocide 53.8DF); Mancozeb (Dithane M - 45 80WP, Manozeb 80WP);  Hexaconazole (Tungvil 5SC, Thonvil 5SC).

3. Cây rau họ cà, xà lách, hoa cúc

- Bệnh virus: Áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh virus tại vườn ươm và vườn trồng trong đó lưu ý: Thu gom, tiêu hủy triệt để cây bị bệnh. Hạn chế trồng các giống nhiễm nặng đặc biệt là giống cúc đóa, giống xà lách carol, đối với cà chua nên canh tác trong nhà lưới. Khi trồng mới phải sử dụng cây giống không có triệu chứng nhiễm bệnh. Quản lý tốt các côn trùng chích hút (bọ trĩ, bọ phấn, rầy rệp bằng một số hoạt chất như Dinotefuran, Thiamethoxam, Citrus oil, Oxymatrine...). Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc như Sat 4SL để tăng sức đề kháng của cây trồng đối với bệnh virus./.

Cây điều

- Bệnh thán thư: Sử dụng một số loại thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ bệnh: Citrus oil (MAP Green 6SL), Hexaconazole (Tungvil 5SC, Callihex 5SC); Copper Hydroxide  (DuPontTMKocide 46.1WG); Difenoconazole (Score 250EC)./.

Nơi nhận:                                                                                                         KT.CHI CỤC TRƯỞNG

- Trung tâm BVTV phía Nam;                                                                     PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

- Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c);                                                                               (Đã ký)

- UBND các huyện, Tp (để biết);

- TTNN các huyện, Tp (để phối hợp);

- TTKN Lâm Đồng (email);                                                                          Nguyễn Thị Phương Loan

- Đài PT-TH Lâm Đồng (email)

- Lưu: VT, BVTV.

Các tin khác