Thống kê truy cập

4474691
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1641
1641
112324
4474691

Tập huấn quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh đốm héo hoa cúc và xà lách do virus gây hại tại thành phố Đà Lạt

Hiện nay, bệnh đốm héo hoa cúc và xà lách do virus đang lây lan và gây hại phổ biến tại thành phố Đà Lạt trong đó bệnh gây hại 120 ha hoa cúc (80 ha nhiễm nặng, 5 ha đã nhổ bỏ), trên xà lách có 26 ha nhiễm bệnh (10,5ha nhiễm nặng, 1,5ha nhổ bỏ). Bệnh đốm héo hoa cúc và xà lách do virus là dịch hại nguy hiểm mới xuất hiện ở Đà Lạt, chưa có thuốc hóa học đặc trị; phần lớn bà con nông dân chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Hiện tại nông dân chủ yếu sử dụng các loại thuốc trừ bệnh gốc đồng, kháng sinh, phối trộn từ 2 – 3 loại, phun 3 – 5 ngày/lần nhưng chưa đem lại hiệu quả.

Nhằm giúp nông dân nhận biết được triệu chứng, tác nhân gây bệnh, con đường lan truyền bệnh virus để kịp thời áp dụng các biện pháp hạn chế bệnh lây lan trên đồng ruộng, trong thời gian từ ngày 24-26/5/2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng (Chi cục) đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt, UBND phường 7, 8, 11, 12 và xã Xuân Thọ, tổ chức 5 lớp tập huấn cho hơn 237 nông dân về quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh đốm héo do virus trên cây hoa cúc và xà lách.

Tại buổi tập huấn, Chi cục đã giới thiệu và giải đáp nhiều ý kiến thắc mắc của bà con nông dân liên quan đến nguyên nhân và các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh virus hại cây xà lách như sử dụng cây giống sạch bệnh; thực hiện tốt chế độ luân canh với các cây trồng không phải ký chủ của virus; hạn chế trồng các giống nhiễm nặng như giống cúc đóa, giống xà lách Scarole; thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, nhỗ bỏ tiêu hủy kịp thời cây bệnh, chăm sóc theo đúng quy trình (cây khỏe trước, cây bệnh sau); quản lý côn trùng môi giới (bọ trĩ, rầy rệp) bằng bẫy dính màu xanh, màu vàng và sử dụng các loại thuốc hoạt chất Dinotefuran, Thiamethotham, Spinoteram…). Ngoài ra Chi cục cũng khuyến cáo hướng dẫn nông dân sử dụng 01 số hoạt chất tăng sức đề kháng bệnh virus như Cytosinpeptidemycin (Sat 4AS); thuốc Slicylic acid (Exin 4.5EC). 

 

Tập huấn quy trình PTTH bệnh virus hại xà lách, hoa cúc tại Đà Lạt

Sau khi được tập huấn phần lớn nông dân đã hiểu về triệu chứng, tác nhân gây bệnh, con đường lan truyền bệnh virus và nắm bắt được các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng để ngăn ngừa bệnh đốm héo do virus trên cây hoa cúc và xà lách.

Đầu tháng 6/2017, Chi cục sẽ phối hợp với các huyện, thành phố có canh tác rau, hoa tiếp tục kiểm tra, đánh giá tình hình gây hại của bệnh virus gây hại trên các loại cây trồng; tiếp tục triển khai công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền đồng thời xây dựng các mô hình quản lý tổng hợp bệnh virus trên xà lách, hoa cúc để kịp thời khuyến cáo nông dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa hạn chế thiệt hại cho sản xuất./.

                                                                                                  Phòng Bảo vệ thực vật

Các tin khác