Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 2 tháng 3 năm 2017
- Được viết: 17-03-2017 07:25
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 12/TB-TTBVTV Lâm Đồng, ngày 13 tháng 03 năm 2017
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG
Tuần 10 (Từ ngày 06/3/2017–12/3/2017)
I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT
Trong tuần, thời tiết Lâm Đồng diễn biến theo chiều hướng ngày nắng, chiều tối có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ trung bình 21 – 220C, cao nhất 33– 350C, thấp nhất 11– 130C; độ ẩm không khí 77,8 – 82,8%, lượng mưa 17,5 – 37,5mm.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH
1. Cây lúa (8.465ha)
*Lúa vụ Đông Xuân 8.052ha: giai đoạn mạ 540ha, đẻ nhánh 1.342ha, làm đòng - trỗ 3.294ha, ngậm sữa– chín 425ha, thu hoạch 2.451ha.
*Lúa vụ Hè thu sớm 413ha tại Cát Tiên: giai đoạn mạ 353ha, đẻ nhánh 60ha.
- Rầy nâu: Nhiễm 142ha tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, giảm 284ha, mật độ trung bình 700con/m2, cục bộ 2.200 con/m2;
- Bệnh đạo ôn lá: Nhiễm 450ha tại Đạ Tẻh, Đức Trọng, Đạ Huoai, tăng 257,3ha so với kỳ trước, TLH 5 – 21%;
- Bệnh khô vằn: Nhiễm 215ha giai đoạn làm đòng - trỗ tại Đạ Tẻh, TLH 3,8-15%;
- Các đối tượng dịch hại khác (ốc bươu vàng, bọ trĩ, đốm nâu,…) chủ yếu gây hại ở mức nhẹ.
2. Cây cà phê (155.238,7ha)
- Sâu đục thân: Ít biến động so với kỳ trước, trong tuần gây hại 750ha cà phê chè (nhiễm trung bình 400ha) tại Đà Lạt, TLH 15 – 30%.
- Bọ xít muỗi: Toàn tỉnh có 2.965ha bị hại (1.827ha bị hại trung bình - nặng tại Lạc Dương, Đam Rông), giảm 1.558ha, TLH 14,8 – 60%. Từ ngày 17/2- 12/3/2017 Chi cục đã phối hợp với huyện Lạc Dương cấp thuốc triển khai phòng trừ cộng đồng trên diện tích 1.558ha, hiện tại cà phê đang bắt đầu nở hoa nên diện tích phòng trừ 1.626,6ha sẽ tiếp tục triển khai sau khi cà phê thụ phấn xong.
- Mọt đục cành: Tăng 2.605,1ha so với kỳ trước, gây hại rải rác 12.879,1ha tại Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Bảo Lộc (1.780ha bị hại trung bình), TLH 14,3 - 25%.
- Bệnh rỉ sắt: Ít biến động so với tuần tước, trong tuần toàn tỉnh nhiễm 8.249ha, TLH 7,7- 23,8%.
3. Cây chè (21.131,3ha):
- Bọ xít muỗi: Tăng 381ha, toàn tỉnh nhiễm 2.270ha, TLH 6–10%;
- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ 1.990ha, tăng 427ha, TLH 7-10%.
4. Cây điều (28.498,6 ha).
Tổng hợp số liệu thống kê của các huyện, hiện nay tỉnh Lâm Đồng có 28.498,6ha trong đó tại 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên có 27.834ha (gồm 22.045,8ha điều trồng trên đất nông nghiệp và 5.788,2ha trồng trên đất lâm nghiệp).
- Bọ xít muỗi: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại mạnh trên diện tích 27.834ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên (trong đó 16.709ha bị hại nặng, 9.243ha bị hại trung bình), TLH 37,4 – 100%.
- Bệnh thán thư: Gây hại 27.834ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên (nhiễm nặng 17.021ha, nhiễm trung bình 8.692ha), TLH 36,6 – 100%. Phần lớn diện tích bị hại nặng toàn bộ chồi, tán lá, hoa quả bị cháy đen.
5. Cây rau
5.1.Cà chua (1.745ha)
- Bệnh xoăn lá virus: Bệnh gây hại chủ yếu trên các vườn cà chua khoảng 25-50 ngày sau trồng. Trong tuần toàn tỉnh nhiễm 556,5ha (340,5ha nhiễm nặng), giảm 56,5ha, TLH 10 - 40%;
- Bệnh mốc sương: Nhiễm 223ha, giảm 11,5ha so với kỳ trước TLH 5 - 30%.
5.2.Rau họ thập tự (2.100ha)
- Bệnh sưng rễ: Gây hại rải rác 207,5ha, giảm 7,1ha so với kỳ trước, TLH 5,1– 13%;
- Sâu xanh bướm trắng: Trong tuần nhiễm 367,5ha, mật độ 6 – 14 con/m2.
6. Sầu riêng (2.339ha):
- Bọ xít muỗi:Do một số diện tích sầu riêng trồng giáp ranh hoặc trồng xen trong vườn điều nên bị bọ xít muỗi gây hại trên toàn diện tích canh tác là 2.339ha (bị hại trung bình- nặng 1.573,9 ha) tại Đạ Huoai, TLH 34,6 - 70%.
- Bệnh thán thư: Do thời tiết nóng ẩm, bọ xít muỗi gây hại tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập lây lan mạnh, diện tích nhiễm bệnh thán thư 2.339ha (nhiễm trung bình- nặng 1.282,1 ha) tại Đạ Huoai, TLH 20,2- 75%.
7. Cao su, tiêu: Sâu bệnh hại ít biến động so với kỳ trước.
8. Cây dâu tằm, cà rốt, dâu tây, hoa hồng, hoa cúc: Sâu bệnh gây hại không đáng kể.
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
- Trên cây lúa: Dự báo tuần tới, thời tiết diễn biến theo chiều hướng trời nắng nóng, sáng sớm có sương mù rải rác nên rầy nâu có khả năng tiếp tục lây lan và gây hại mạnh lúa Đông xuân giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
- Trên cây cà phê:
+ Hiện nay sâu đục thân chủ yếu đang ở giai đoạn sâu non tuổi 2- 4 nhưng mật số thấp, khuyến cáo nông dân chủ động phòng trừ các biện pháp tỉa cành, thu gom tiêu hủy các cây bị hại.
+ Thời gian tới một số diện tích cà phê chè ra đọt non nên bọ xít muỗi sẽ còn phát triển mạnh. Trên các diện tích cà phê chè đang nở hoa, khuyến cáo sau khi hoa thụ phấn triển khai phun phòng trừ đồng loạt.
+ Tại các khu vực thời tiết nắng nóng, mọt đục cành có xu hướng gia tăng mạnh. Khuyến cáo các biện pháp phòng trừ như tỉa bỏ các cành bị mọt gây hại, phun thuốc phòng trừ.
- Trên cây rau: Chú ý sự phát triển của các đối tượng dịch hại như bọ trĩ, bọ phấn, rầy rệp, bệnh xoăn lá, mốc sương/họ cà; sâu xanh bướm trắng, sưng rễ/rau họ thập tự.
- Trên cây điều: Hiện nay cây điều đang đậu trái đợt cuối, vì vậy bọ xít muỗi, bệnh thán thư sẽ còn lây lan và gây hại mạnh. Khuyến cáo nông dân phun xịt phòng trừ đồng loạt trên các diện tích điều đang có bọ xít muỗi gây hại hoặc các vườn điều đang ra lộc non.
- Trên các cây trồng khác: Chú ý sự phát triển bọ trĩ, bọ xít muỗi/chè, bọ xít muỗi, bệnh thán thư/sầu riêng...
IV. ĐỀ NGHỊ
Để hạn chế sự lây lan gây hại của sâu bệnh trên các loại cây trồng. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:
1. Cây lúa
Rầy nâu: Theo dõi chặt chẽ mật số rầy nâu trên đồng ruộng, khuyến cáo nông dân phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị như Fenobucarb; Buproferin; Acetamiprid; Acetamiprid + Buproferin...
2. Cây cà phê
- Sâu đục thân: Áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp cắt tỉa thân, cành, đào bỏ và tiêu hủy gốc cà phê đã bị sâu đục thân gây hại nặng ngay sau khi thu hoạch xong. Khi xuất hiện sâu non tuổi 1-2, sử dụng các hoạt chất Diazinon; Chlorpyrifos Ethyl + Alpha-Cypermethrinđể phòng trừ.
- Bọ xít muỗi: Tiếp tục tổ chức cấp phát thuốc và khoanh vùng xử lý chống dịch bọ xít muỗi tại các khu vực hoa đã thụ phấn xong tại Lạc Dương.
- Mọt đục cành: Cần triển khai tỉa cành, tạo tán cắt bỏ các cành đã bị mọt gây hại kết hợp sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ: Acetamiprid+Chlorpyrifos Ethyl(Megashield 525EC); Alpha-cypermethrin+ Chlorpyrifos Ethyl+ Imidacloprid(Spaceloft 595EC)...
3. Cây rau
Bệnh xoăn lá virus/rau họ cà: Luân canh cây trồng, không trồng cây họ cà (cà chua, cà tím, ớt) tại các ruộng nhiễm nặng; quản lý tốt côn trùng chích hút (bọ phấn, bọ trĩ, rệp) tại vườn ươm và vườn trồng để hạn chế lây lan bằng các loại thuốc có hoạt chấtnhư: Dinotefuran, Thiamethoxam, Citrus oil, Oxymatrine.
4. Cây điều
- Bọ xít muỗi: Vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ dại trong ruộng, bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của bọ xít muỗi. Thu gom tàn dư như cành, lá khô đốt hun khói vào buổi chiều tối để xua đuổi bọ xít muỗi. Ngoài ra có thể sử dụng các hoạt chất như:; Alpha – cypermethrin (FM-Tox 25EC, Motox 5EC, …); Cypermethrin (Wamtox 100EC, Sherbush 10EC …); Permethrin (Permecide 50EC…) để phun phòng trừ đồng loạt. Nên phun thuốc theo hình xoáy trôn ốc, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Ngoài việc phòng trừ bọ xít muỗi trên điều cần phải chú ý phòng trừ bọ xít muỗi trên các cây ký chủ phụ như sầu riêng, ca cao, chè...
- Bệnh thán thư: Cắt bỏ, tiêu hủy kịp thời chồi, lá non bị bệnh. Chủ động phòng trừ bọ xít muỗi gây hại vườn điều để giảm tác nhân tạo vết thương cho nấm bệnh xâm nhập. Khi điều ra lộc non sử dụng một số loại thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ bệnh: Citrus oil (MAP Green 6SL), Hexaconazole (Tungvil 5SC, Callihex 5SC, Fulvin 5SC… ); Copper Hydroxide (DuPontTMKocide 46.1WG); Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG); Difenoconazole (Score 250EC)./.
Nơi nhận: PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
- Trung tâm BVTV phía Nam; (Đã ký và đóng dấu)
- Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c);
- UBND các huyện, Tp (để biết); Nguyễn Thị Phương Loan
- TTNN các huyện, Tp (để phối hợp);
- TTKN Lâm Đồng (email);
- Đài PT-TH Lâm Đồng (email);
- Lưu VT.
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 3 năm 2017 - 07/04/2017
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 4 tháng 9 năm 2014 - 26/09/2014
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 1 tháng 8 năm 2014 - 11/08/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 10 năm 2016 - 26/10/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 8 năm 2018 - 30/08/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 6 năm 2017 - 26/06/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 5 năm 2015 - 25/05/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 10 năm 2016 - 12/10/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 6 năm 2015 - 09/06/2015
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 5 năm 2014 - 12/05/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 2 năm 2018 - 15/02/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 6 năm 2015 - 29/06/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 10 năm 2015 - 09/10/2015
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 3 tháng 6 năm 2014 - 20/06/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 9 năm 2017 - 19/09/2017
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 3 tháng 11 năm 2016 - 22/11/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2017 - 13/09/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 11 năm 2017 - 22/11/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 1 năm 2018 - 12/01/2018
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae) tại xã Tam Bố huyện Di Linh - 18/08/2016