Thống kê truy cập

4601270
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1840
18897
96229
4601270

Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 2 tháng 02 năm 2017

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                      Số: 07/TB-TTBVTV                                                     Lâm Đồng, ngày  13 tháng 02 năm 2017

 

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG

Tuần 6 (Từ ngày 06/02/2017–12/02/2017)

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Trong tuần, thời tiết Lâm Đồng diễn biến theo chiều hướng ngày nắng, chiều tối có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ trung bình 20,3– 21,30C, cao nhất 32– 340C, thấp nhất 10 – 120C; độ ẩm không khí 78,8–83,8%, lượng mưa dưới 10 mm.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa (6.281ha)

Lúa vụ Đông Xuân 6.281ha: giai đoạn mạ 554ha, đẻ nhánh 2.705ha, làm đòng- trỗ 1.606ha, ngậm sữa– chín 146ha, thu hoạch 1.270ha.

- Rầy nâu: Giảm nhẹ về mức độ gây hại so với kỳ trước. Trong tuần rầy nâu gây hại 1.336ha lúa tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, mật độ trung bình 445con/m2, cục bộ 1.241 con/m2;

- Ốc bươu vàng: Tăng 52,1ha so với kỳ trước, gây hại 210,1ha giai đoạn mạ- đẻ nhánh tại Đức Trọng, mật độ 0,8– 3 con/m2;

- Bệnh đạo ôn lá: Tăng 131,6ha so với kỳ trước, trong tuần nhiễm 311,7ha giai đoạn đẻ nhánh - đòng tại Đức Trọng, Đạ Tẻh, Di Linh, TLH 5 – 23,6%;

- Các đối tượng dịch hại khác (vàng lá sinh lý, khô vằn,…) chủ yếu gây hại ở mức nhẹ.

2. Cây cà phê (155.238,7ha)

- Sâu đục thân: Gây hại 800ha cà phê chè tại Đà Lạt, tăng 30ha, TLH 10 – 30%.

- Bọ xít muỗi: Tuần qua do thời tiết âm u ít nắng nên bọ xít muỗi phát triển và gây hại mạnh trên cà phê chè. Toàn tỉnh có 3.938,2ha bị hại, tăng 2.313,2ha so với kỳ trước (1.316,9ha bị hại nặng tại Lạc Dương), TLH 28,3 – 57,5%.

3. Cây chè (21.131,3ha)

- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ 1.911ha, tăng 658ha, TLH 5–10%;

- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ 1.395ha, tăng 285ha so với kỳ trước, TLH 5-10%.

4. Cây điều (20.107,5ha)                

- Bọ xít muỗi: Tại các huyện phía Nam do thời tiết có mưa rào lớn ở thời điểm đầu tháng 2 tạo điều kiện cho bọ xít muỗi sinh sản và gây hại mạnh đặc biệt ở Đạ Tẻh, Đạ Huoai, trong tuần có 15.757ha bị hại (tăng 10.908ha so với kỳ trước, trong đó 3.971ha bị hại nặng, 6.431,8ha bị hại trung bình),TLH 19 – 100%.

- Bệnh thán thư: Do bọ xít muỗi gây hại mạnh tạo vết thương kết hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm nên bệnh thán thư lây lan và gây hại mạnh, trong tuần nhiễm 15.757ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai (nhiễm nặng 3.898ha, nhiễm trung bình 6.492ha), tăng 10.908ha,TLH 18,9 – 90%.

5. Cây rau

5.1.Cà chua (1.729ha)

- Bệnh xoăn lá virus: Tăng 33ha so với kỳ trước. Bệnh gây hại rải rác ở hầu khắp các vùng trồng cà chua tại Đơn Dương, Đức Trọng. Diện tích nhiễm trong tuần 353ha (42,67ha nhiễm nặng), TLH 10,2 - 30%;

- Bệnh mốc sương: Thời tiết nóng ẩm, bệnh mốc sương trong tuần tăng 61ha, trong tuần nhiễm 253ha, TLH 5- 30%;

- Sâu xanh: Gây hại 150ha, tăng 10ha so với kỳ trước, TLH 1- 10%.

5.2.Rau họ thập tự (2.274,6ha)

- Bệnh sưng rễ: Gây hại 355,4ha, tăng 19,4h, TLH 5– 20%;

- Bệnh thối nhũn: Gây hại 90,5ha, tăng 50,5ha, TLH 5- 10%;

- Sâu đục bắp: Gây hại rải rác 220,5ha, giảm 28,5ha,TLH 5 - 8%.

6. Cây ngô (837ha)

Sâu xám: Gây hại 167,4ha, tăng 42,4ha, mật độ 8 - 30 con/m2.

7. Sầu riêng, cao su, tiêu: Sâu bệnh hại ít biến động so với kỳ trước.

8.Câydâu tằm, cà rốt, dâu tây, hoa hồng, hoa cúc: Sâu bệnhgây hại không đáng kể.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

- Trên cây lúa: Dự báo tuần tới, thời tiết diễn biến theo chiều hướng khô hanh, sáng sớm có sương mù rải rác nên bệnh đạo ôn, rầy nâu có khả năng phát sinh và gây hại mạnh trên các diện tích gieo sạ dày, bón phân không cân đối. Tại các vùng chủ động nước, chú ý sự phát triển của ốc bươu vàng trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Trên cây cà phê:

+ Giai đoạn tháng 2 – 4 hàng năm là thời điểm sâu đục thân mình trắng vũ hóa và gây hại mạnh tại trên cà phê chè. Cần khuyến cáo nông dân theo dõi chặt chẽ thời kỳ sâu non tuổi 1-2 xuất hiện để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

+ Thời tiết âm u, ít nắng bọ xít muỗi phát triển mạnh. Khuyến cáo nông dân theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của bọ xít muỗi để chủ động phòng trừ.

- Trên cây rau: Thời tiết khô lạnh là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như sâu tơ, sâu đục quả, bọ trĩ, bọ phấn, nhện đỏ gây hại. Cần chú ý phòng trừ nhóm côn trùng chích hút/cây họ cà kết hợp với các biện pháp canh tác, vật lý cơ giới để hạn chế bệnh xoăn lá virus trong thời gian tới.

- Trên cây điều: Thời tiết khu vực phía Nam của tỉnh nóng ẩm, có mưa rào rải rác tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng như bọ xít muỗi, bệnh thán thư phát triển, gây hại mạnh. Khuyến cáo nông dân phun xịt đồng loạt phòng trừ bọ xít muỗi gây hại, bên cạnh đó chủ động phòng trừ diện tích điều bị nhiễm bệnh thán thư.

- Trên các cây trồng khác: Chú ý sự phát triển bọ trĩ/chè, sâu xám/ngô…

IV. ĐỀ NGHỊ

Để hạn chế sự lây lan gây hại của sâu bệnh trên các loại cây trồng. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Cây lúa

-Rầy nâu:Theo dõi chặt chẽ mật số rầy nâu trên đồng ruộng, khuyến cáo nông dân phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị như Fenobucarb; Buproferin; Acetamiprid; Acetamiprid + Buproferin...

- Bệnh đạo ôn: Chú ý chế độ bón phân cân đối cho cây lúa; tránh gieo sạ quá dày, hạn chế sử dụng các giống nhiễm như OM6162; VND95-20. Khi bệnh có xu hướng lây lan nhanh phòng trừ bằng các hoạt chất như Tricyclazole; Azoxystrobin...

2. Cây cà phê

 - Sâu đục thân: Áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp cắt tỉa thân, cành, đào bỏ và tiêu hủy gốc cà phê đã bị sâu đục thân gây hại nặng ngay sau khi thu hoạch xong. Khi xuất hiện sâu non tuổi 1-2, sử dụng các hoạt chất Diazinon;Chlorpyrifos Ethyl + Alpha-Cypermethrinđể phòng trừ.

- Bọ xít muỗi: Tổ chức cấp phát thuốc phòng chống dịch bọ xít muỗi 2.384,6ha cà phê chè tại huyện Lạc Dương. Sử dụng 1.080 lít thuốc Victory 585EC (Cypermethin 55g/lít + Chlorpyrifos ethy 530 g/lít) liều lượng 1,8 lít/ha và 4.461,5 lít Azora 350EC (Fenobucarb 300 g/l +Imidacloprid 50g/l) liều lượng 2,5 lít/ha. Lượng nước sử dụng 800 lít/ha.

3. Cây rau

 Bệnh xoăn lá virus/rau họ cà: Luân canh cây trồng, không trồng cây họ cà (cà chua, cà tím, ớt) tại các ruộng nhiễm nặng; quản lý tốt côn trùng chích hút (bọ phấn, bọ trĩ, rệp) tại vườn ươm và vườn trồng để hạn chế lây lan bằng các loại thuốc có hoạt chất như: Dinotefuran,Thiamethoxam, Citrus oil, Oxymatrine.

4.Cây điều

- Bọ xít muỗi: Vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ dại trong ruộng, bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của bọ xít muỗi. Thu gom tàn dư như cành, lá khô đốt hun khói vào buổi chiều tối để xua đuổi bọ xít muỗi. Ngoài ra có thể sử dụng các hoạt chất như: Abamectin (Reasgant 2WG; Tungatin 3.6EC); Alpha-cypermethrin (FM-Tox 25EC); Cypermethrin (Sherbush 5EC); Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC); Permethrin (Crymerin 100EC) để phòng trừ. Nên phun thuốc theo hình xoáy trôn ốc, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

- Bệnh thán thư: Cắt bỏ, tiêu hủy kịp thời chồi, lá non bị bệnh. Chủ động phòng trừ bọ xít muỗi gây hại vườn điều để giảm tác nhân tạo vết thương cho nấm bệnh xâm nhập. Khi điều ra lộc non sử dụng một số loại thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ bệnh: Citrus oil (MAP Green 6SL);Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1WG); Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG); Difenoconazole (Score 250EC); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG)./.

Nơi nhận:                                                                                         PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

- Trung tâm BVTV phía Nam;                                                             (Đã ký và đóng dấu)

- Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c);

- UBND các huyện, Tp (để biết);                                                  Nguyễn Thị Phương Loan

- TTNN các huyện, Tp (để phối hợp);

- TTKN Lâm Đồng (email);

- Đài PT-TH Lâm Đồng (email);

- Lưu VT.

Các tin khác