Bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Lạc Dương
- Được viết: 18-08-2018 07:34
Bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Lạc Dương
Lâm Đồng hiện đang canh tác 173.872 ha cà phê. Trong đó, diện tích cà phê chè 15.928 ha tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt , huyện Lạc Dương và các vùng phụ cận. Diện tích cà phê chè chủ yếu cho thu nhập của nông dân vùng đồng bào dân tộc tại huyện Lạc Dương và cũng là một vùng mang thương hiệu cà phê Arabica Lâm Đồng.
Trong thời gian từ nửa đầu tháng 3 đến nay, bọ xít muỗi bắt đầu gây hại nhưng nông dân chưa có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Đến nay mưa dầm kéo dài trên diện rộng nên nông dân chưa chủ động được việc phun thuốc BVTV để phòng trừ đối tượng dịch hại nguy hiểm này. Từ ngày 10 – 13/8/2018, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Lạc Dương tiến hành kiểm tra tình hình bọ xít muỗi gây hại trên cà phê chè tại các xã và thị trấn của huyện. Qua kiểm tra mức độ bọ xít muỗi gây hại đã lây lan sang diện rộng, hiện nay toàn huyện Lạc Dương có 3.370,1ha nhiễm BXM trong đó diện tích nhiễm nặng 790,97 ha, nhiễm trung bình 1.424,98 ha, nhiễm nhẹ 1.154,2 ha. Tỷ lệ hại trung bình từ 21,1 – 40,7 %, trong đó có những điểm cục bộ 60,5 -74,1 % như xã Đưng K’Nớh, Đạ Nhim.
Kiểm tra thực tế, bọ xít muỗi hại cà phê chè phát triển và gây hại mạnh do các nguyên nhân sau:
- Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, mưa nhiều (lượng mưa đạt từ 81,0 đến 182,5 mm), ẩm độ cao từ 80 – 95% kéo dài thuận lợi cho cây cà phê phát triển chồi lá non tạo nguồn thức ăn thích hợp cho bọ xít muỗi phát triển và gây hại.
- Việc tỉa cành, tạo tán, phát quang bụi rậm, dọn sạch cỏ dại xung quanh vườn cà phê để hạn chế bọ xít muỗi ít được nông dân quan tâm.
- Phần lớn người dân canh tác cà phê chè tại Lạc Dương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn về kinh tế nên chưa chủ động áp dụng các biện pháp hóa học để phòng trừ.
- Bọ xít muỗi là dịch hại dễ di chuyển nhưng nông dân phòng trừ riêng lẻ, không tập trung nên hiệu quả phòng trừ thấp. Một số hộ đã phun từ 3 – 5 lần nhưng vẫn bị thiệt hại nặng do các hộ xung quanh không phòng trừ.
Để chủ động phòng chống bọ xít muỗi hại cà phê chè bảo vệ năng suất niên vụ 2018 và duy trì thương hiệu cà phê chè của tỉnh, bà con cần thường xuyên thăm vườn và thực hiện một số biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi như sau:
- Tiến hành cắt tỉa cành tăm, cành vô hiệu, các chồi non, đọt non đã bị bọ xít muỗi đẻ trứng, gây hại. Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho vườn cà phê thông thoáng, không quá ẩm thấp để tạo môi trường bất lợi cho bọ xít muỗi.
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trong vườn cà phê, phát quang bụi rậm quanh vườn, thu gom tàn dư cây trồng, đốt hun khói để xua đuổi bọ xít muỗi vào buổi chiều.
- Bón phân đầy đủ, cân đối, hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường bón thêm Kali vào thời kỳ bọ xít muỗi phát triển mạnh.
- Biện pháp hóa học: Hiện nay bọ xít muỗi đang phát triển và gây hại mạnh, nông dân cần chủ động mua thuốc phòng trừ đồng loạt, tập trung từ 2 – 3 lần cách nhau 7 -10 ngày bằng cách luân phiên sử dụng các hoạt chất sau:
+ Supertac 500EC (Alpha-cypermethrin + Chlopyrifos Ethyl) hoặc Victory 585EC (Cypermethrin 55g/lít + Chlorpyrifos ethyl 530g/lít), nồng độ 0,18%, lượng nước thuốc1.000 lít/ha;
+ Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc đã được đăng ký phòng trừ bọ xít muỗi/tiêu, điều để phòng trừ: Alpha-cypermethrin (FM-Tox 25EC, Motox 5EC); Cypermethrin (Cyperan 5EC, Tungrin 25EC…); Permethrin (Crymerin 100EC, Permecide 50EC). Lưu ý, ngoài phun trên vườn cà phê phải chú ý phun trừ bọ xít muỗi cư trú trong các bụi rậm, tán cây xung quanh vườn cà phê.
Lưu ý phun theo liều lượng khuyến cáo và tiến hành phun thuốc đồng loạt trên diện rộng, phun từ bìa rừng trở vào, phun xung quanh vườn từ ngoài vào trong theo hình xoáy trôn ốc và phun ướt đều trên toàn bộ tán cây đảm bảo bao vây không cho bọ xít muỗi phát tán ra xung quanh để hạn chế lây lan. Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng thuốc cần tiến hành cắt tỉa cành, chồi vô hiệu trước khi phun thuốc.
Một số hình ảnh
Kiểm tra thực tế trên đồng ruộng
Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Mùa bướm vàng chanh di cư (Catopisilia pomona) tại Lâm Đồng - 24/04/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 9 năm 2015 - 28/09/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 4 năm 2017 - 26/04/2017
- Dự báo tình hình sinh vật gây hại lúa vụ Xuân hè, hè thu - mùa, vụ 3 năm 2019 các tỉnh Duyên hải nam trung bộ và Tây Nguyên - 09/05/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 3 năm 2017 - 07/04/2017
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 2 tháng 02 năm 2017 - 15/02/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 11 năm 2017 - 22/11/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 5 năm 2015 - 25/05/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 8 năm 2015 - 31/08/2015
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 1 tháng 11 năm 2014 - 10/11/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 6 năm 2016 - 04/07/2016
- Sâu khoang hại dâu tằm tại Lâm Hà - 18/08/2018
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 3 tháng 02 năm 2015 - 20/02/2015
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 3 tháng 11 năm 2014 - 24/11/2014
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 2 tháng 5 năm 2017 - 16/05/2017
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 4 tháng 7 năm 2014 - 27/07/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 8 năm 2018 - 16/08/2018
- Bệnh sọc thân do virus trên hoa cúc tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận - 04/05/2019
- Lễ ra quân phòng chống dịch bọ xít muỗi hại cây cà phê tại huyện Lạc Dương - 18/02/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 12 năm 2015 - 08/12/2015