Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae) tại xã Tam Bố huyện Di Linh
- Được viết: 18-08-2016 08:48
Vụ Hè Thu năm 2016 (tính đến 30/7/2016), huyện Di Linh đã gieo sạ được 1.929,4 ha. Lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ 1.559ha, đẻ nhánh 242ha, đứng cái, làm đòng 45ha, chín 83ha. Thời gian gần đây do điều kiện thời tiết âm u, nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao dẫn đến bệnh đạo ôn phát triển và gây hại mạnh. Hiện nay tại xã Tam Bố có 51ha nhiễm bệnh trong đó 46ha nhiễm bệnh nặng; 5 ha nhiễm nhẹ (đã nhổ bỏ 01ha diện tích nhiễm nặng để gieo sạ lại). Lúa bị hại chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái. Tỷ lệ hại phổ biến từ 20-80%. Cục bộ trên một số diện tích tỷ lệ hại nhiễm trên 90%.
Tại các khu vực bị bệnh đạo ôn gây hại nặng, nông dân vùng đồng bào dân tộc còn gieo sạ mật độ cao (250-300 kg/ha), trong khi đó khuyến cáo 100-120 kg/ha. giống sử dụng là giống OM 4900, OM 6162 có chất lượng cao nhưng mẫn cảm với bệnh đạo ôn.
Bệnh đạo ôn hại lúa
Triển khai phòng chống dịch đạo ôn hại lúa tại xã Tam Bố - Di Linh
Để hỗ trợ kịp thời việc phòng trừ bệnh đạo ôn cho nông dân vùng đồng bào dân tộc thuộc xã Tam Bố - Di Linh, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng cấp 46kg thuốc Bimdowmy 750WP (hoạt chất Tricyclazole) và cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh, UBND xã Tam Bố triển khai ra quân phòng trừ đồng loạt 46ha lúa bị bệnh vào ngày 15/8/2016.
Để hạn chế sự lây lan và gây hại của của bệnh đạo ôn trong vụ Hè Thu – Mùa 2016, Chi cục hướng dẫn bà con nông dân một số biện pháp phòng trừ như sau:
- Giống: Hạn chế sử dụng những giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn như OM 6162, OM 4900, …
- Vệ sinh đồng ruộng và làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng để diệt nguồn bào tử và nấm bệnh.
- Bón phân cân đối N.P.K. Không nên bón phân đạm cao hơn 100kg N/ha. Phân loại ruộng cao thấp hoặc cấy sớm cấy muộn, chất đất xấu hay tốt để có chế độ bón phân hợp lý.
- Giữ nước thường xuyên, không để cho mạ hoặc lúa bị hạn.
- Khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng, phải tiến hành trừ phòng trừ sớm. Luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Tricyclazole (Tridozole 75WP, Beam 75 WP, Flash 75 WP, Bimdowmy 750WP); Carbendazim (Arin 50SC, Bavisan 50WP, Carben 50SC, Ticarben 50WP); Fthalide + Kasugamycin (Kasai 21.2WP); Azoxystrobin (Azony 25SC).
Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 6 năm 2015 - 16/06/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2016 - 14/09/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 10 năm 2016 - 31/10/2016
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 3 tháng 8 năm 2016 - 25/08/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 8 năm 2016 - 09/08/2016
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 3 tháng 3 năm 2017 - 20/03/2017
- Tập huấn quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh đốm héo hoa cúc và xà lách do virus gây hại tại thành phố Đà Lạt - 30/05/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 7 năm 2015 - 20/07/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 6 năm 2018 - 27/06/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2018 - 13/09/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 6 năm 2016 - 04/07/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 12 năm 2018 - 03/01/2019
- Tập huấn về phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng tại Lâm Đồng năm 2015 - 29/06/2015
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 18-24/3/2019 - 02/05/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 01 năm 2019 - 14/02/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 9 năm 2018 - 20/09/2018
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 4 năm 2014 - 15/04/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 6 năm 2017 - 07/06/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 3 năm 2016 - 22/03/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 12 năm 2015 - 21/12/2015