Kết quả điều tra thực trạng canh tác rau tại Lâm Đồng
- Được viết: 26-03-2012 16:11
Trong thời gian qua, thông qua các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề, chương trình hỏi đáp nhà nông trên sóng phát thanh, truyền hình… đã phần nào giúp các hộ nông dân nâng cao nhận thức và chủ động trong việc quản lý sâu bệnh hại trên các loại cây trồng trong sản xuất.
Tuy vậy, theo kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân trong phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng vẫn chưa theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Nông dân vẫn sử dụng thuốc theo định kỳ, sử dụng một số loại thuốc BVTV không nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng cho cây rau, sử dụng thuốc không đảm bảo thời gian cách ly, tăng nồng độ, liều lượng so với khuyến cáo.
Về sử dụng phân bón: Hầu hết các hộ nông dân được điều tra cho rằng việc sử dụng phân chuồng hiện nay chủ yếu được thay bằng phân hữu cơ vi sinh. Một vài loại cây trồng vẫn còn sử dụng phân cá trong bón lót.
Đối với các loại phân vô cơ dùng trong bón thúc, kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng phân bón (đặc biệt là lượng đạm ) đã được nông dân sử dụng tương đối nhiều, riêng trên rau ăn lá có đến 40,74% nông dân điều tra sử dụng với liều lượng lớn hơn 250 kg N/ha, trong khi khuyến cáo từ các quy trình sản xuất rau ăn lá an toàn từ 200 đến 250 kg N/ha. Lượng lân cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo (từ 150 – 200 kg P2O5/ha), trong khi có đến 37,96% nông dân điều tra sử dụng với lượng lớn hơn 200 kg P2O5/ha.
Đa số nông dân không có kế hoạch xuống giống cụ thể từng loại cây trồng cho từng năm, mà việc xuống giống phụ thuộc vào mùa vụ và giá cả thị trường. Một số hộ nông dân kiến nghị Nhà nước, các cơ quan chuyên ngành ngoài việc hỗ trợ về chuyên môn cần có những định hướng cần thiết cho việc lựa chọn cây trồng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hạn chế sản xuất không có kế hoạch, dẫn tới cung vượt cầu và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm không đảm bảo yêu cầu chất lượng từ khâu sản xuất.
Lê Thị Thanh Nga
Các tin khác
- Công tác quản lý dư lượng thuốc BVTV trong sản xuất và chế biến chè Oloong tại Lâm Đồng 6 tháng đầu năm 2015 - 13/07/2015
- Cách phân biệt khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc vào Đà Lạt và sản phẩm của Đà Lạt - Lâm Đồng - 04/09/2015
- Danh sách các công ty, cơ sở sx rau an toàn - 28/05/2013
- Cơ sở Huỳnh Trung Quân - Sản xuất kinh doanh Phúc bồn tử đầu tiên tại Lâm Đồng - 27/08/2015
- Chỉ thị 2415/CT-BNN-BVTV ngày 22/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm - 26/07/2013
- Các cơ sở đủ điều kiện ATVSTP trên rau, củ, quả - 18/06/2013
- Các đơn vị sơ chế, chế biến rau được cấp chứng nhận VietGap và các Gap khác đến 2013 - 28/05/2013
- Hiệu quả từ mô hình trồng dâu tây công nghệ cao - 04/05/2016
- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây rau của nông dân tham gia chương trình giám sát dư lượng hóa chất trên nông sản năm 2013 - 07/01/2014
- Công ty TNHH Rừng Hoa Bạch Cúc và sản phẩm rau thủy canh - 21/08/2015
- Chàng trai trẻ Đà Lạt làm giàu từ sản phẩm hồng treo gió công nghệ Nhật Bản - 04/03/2019
- Cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào bán tại Chợ nông sản Đà Lạt - 21/10/2015
- TCB, một trong những công ty ổn định về xuất khẩu chè đen ở Lâm Đồng - 16/07/2015
- Khoai tây Trung Quốc tràn ngập chợ Nông sản Đà Lạt - 20/08/2015
- Cách phân biệt Khoai tây, Cà rốt, Hành tây nhập khẩu từ Trung Quốc ở Đà Lạt và sản phẩm của Đà Lạt, Lâm Đồng - 24/06/2013
- Lợi ích từ quả phúc bồn tử - 27/08/2015
- Hợp tác xã Nông nghiệp xanh và sản phẩm măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP - 07/06/2016
- Dấu hiệu nhận biết khoai tây đà lạt với khoai tây trung quốc - 01/04/2013
- Công ty TNHH Đà Lạt GAP (là 1 trong 4 công ty được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng) - 02/08/2015
- Công ty TNHH Biofresh trồng dâu tây nguồn gốc từ Pháp theo công nghệ cao tại Đà Lạt - 28/08/2015