Công tác quản lý dư lượng thuốc BVTV trong sản xuất và chế biến chè Oloong tại Lâm Đồng 6 tháng đầu năm 2015
- Được viết: 13-07-2015 15:56
Với lợi thế về đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển cây chè Oloong, Lâm Đồng đã nhập nội chè Oloong từ Đài Loan về trồng thử nghiệm và đưa vào trồng sản xuất từ những năm 1990 của thế kỷ XX, hiện nay diện tích chè Ololong tại Lâm Đồng là 1.645ha, trong đó có 334,4ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Organik. Diện tích trồng chè Olong tập trung tại huyện Bảo Lâm, Tp Bảo Lộc, diện tích còn lại phân bố rải rác tại Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng và Tp Đà Lạt. Các giống chè Oloong được trồng chủ yếu là Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc, Oloong, Thanh Tâm... Thị trường tiêu thụ chè Oloong 95% xuất khẩu sang Đài Loan, còn lại 5% tiêu thụ trong nước. Hiện nay tại Lâm Đồng có 40 công ty sản xuất chè Oloong, 47 công ty chế biến và kinh doanh chè Oloong.
Chè Oloong khác với các sản phẩm chè khác do công nghệ chế biến và đặc điểm của giống. Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng chè Oloong được chế biến theo các qui trình công nghệ khác nhau để sản phẩm có màu nước: Vàng xẫm, vàng đậm, vàng đỏ. Vị chè Oloong chát dịu có hậu hương, chè Oloong có nét đặc trưng riêng thơm đượm, ta có thể pha tới nhạt nước mà chén trà vẫn thơm. Mùi thơm của bản thân búp chè không có lai tạp. Đây chính là nét đặc trưng riêng của chè Oloong mà các sản phẩm chè khác không có.
Công tác kiểm tra dư lượng thuốc BVTV là công tác thường xuyên của đơn vị, trong 6 tháng đầu năm đầu năm 2015, 40 công ty sản xuất, chế biến chè Oloong đã lấy mẫu và gửi đi phân tích dư lượng thuốc BVTV 148 mẫu (968 tấn), kiểm tra 14 hoạt chất: Acetamiprid, Chlopyryfos Ethyl, Alpha-cypermethrin, Imidacloprid, Detamethrin, Fipronil, Entofenprox, Dinotefuran, Emamectin, Benzoate, Buprofezin, Oxymatrine, Carbendazim, Hexaconazol. Kết quả không có mẫu có dư lượng vượt ngưỡng, kết quả này do khách hàng và chính quyền Đài Loan thông báo cho các công ty.
Chi cục BVTV đã lấy 18 mẫu chè (21 tấn) tại 12 công ty sản xuất, chế biến chè Oloong: 6 mẫu chè búp tươi, 12 mẫu chè Oloong thành phẩm để phân tích dư lượng thuốc BVTV. Trong đó phân tích định tính 12 mẫu, phân tích định lượng 6 mẫu. Kết quả phân tích định tính 12 mẫu, có 6 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu thuộc hai nhóm carbamate và lân hữu cơ nhưng ở mức an toàn (50,00%), số mẫu không phát hiện là 06 mẫu (50,00%). Phân tích định lượng 6 mẫu chè chế biến đối với 7 chỉ tiêu Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl, Acetamiprid, Cartap, Iprodione, Imidacloprid, Hexythiazox, kết quả có 4 mẫu (66,67%) có dư lượng thuốc Cypermethrin, Acetamiprid, Imidacloprid vượt ngưỡng cho phép so với tiêu chuẩn EU, 02 mẫu hoàn toàn không phát hiện thấy dư lượng thuốc Cartap và Hexythiazox.
So với nhu cầu thực tế, việc lấy mẫu kiểm tra của Chi cục mới chỉ đạt một phần rất nhỏ (0,35%), vì vậy các công ty sản xuất và chế biến chè Oloong cần được hướng dẫn về phương pháp lấy mẫu phân tích để mẫu mang tính đại diện, từ đó các công ty chủ động lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc BVTV trên từng lô hàng tại Việt Nam trước khi xuất hàng lưu thông nội tiêu và xuất khẩu.
Một số hình ảnh về chè Olong tại Lâm Đồng:
Đồi chè Oloong tại Bảo Lộc - Lâm Đồng
Chế biến chè Oloong tại Bảo Lộc - Lâm Đồng
Chè Oloong thành phẩm
Kiểm tra về tình hình quản lý dư lượng thuốc BVTV trong sản xuất chè Oloong
Phòng Phân tích KTCLSPNN
Các tin khác
- Các đơn vị sản xuất rau được chứng nhận GlobalGap - 28/05/2013
- Công ty TNHH Biofresh trồng dâu tây nguồn gốc từ Pháp theo công nghệ cao tại Đà Lạt - 28/08/2015
- TCB, một trong những công ty ổn định về xuất khẩu chè đen ở Lâm Đồng - 16/07/2015
- Chàng trai trẻ Đà Lạt làm giàu từ sản phẩm hồng treo gió công nghệ Nhật Bản - 04/03/2019
- Công tác quản lý dư lượng thuốc BVTV trên rau dịp Tết Ất Mùi - 13/02/2015
- Các đơn vị sơ chế, chế biến rau được cấp chứng nhận VietGap và các Gap khác đến 2013 - 28/05/2013
- Công ty TNHH Đà Lạt GAP (là 1 trong 4 công ty được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng) - 02/08/2015
- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây rau của nông dân tham gia chương trình giám sát dư lượng hóa chất trên nông sản năm 2013 - 07/01/2014
- Hợp tác xã Nông nghiệp xanh và sản phẩm măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP - 07/06/2016
- Sản xuất rau xà lách theo công nghệ Nhật Bản tại công ty An Phú Lacue - 26/01/2015
- Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Thảo Nguyên - Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP - 23/10/2015
- Các cơ sở sản xuất chè được cấp chứng nhận VietGap, GlobalGap, Organik - 28/05/2013
- Danh sách các cơ sở, hộ sản xuất, thu mua rau trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 11/08/2014
- Dấu hiệu nhận biết khoai tây đà lạt với khoai tây trung quốc - 01/04/2013
- Cơ sở Huỳnh Trung Quân - Sản xuất kinh doanh Phúc bồn tử đầu tiên tại Lâm Đồng - 27/08/2015
- Cách phân biệt khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc vào Đà Lạt và sản phẩm của Đà Lạt - Lâm Đồng - 04/09/2015
- Danh sách các công ty, cơ sở sx rau an toàn - 28/05/2013
- Cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào bán tại Chợ nông sản Đà Lạt - 21/10/2015
- Các cơ sở đủ điều kiện ATVSTP trên rau, củ, quả - 18/06/2013
- Khoai tây Trung Quốc tràn ngập chợ Nông sản Đà Lạt - 20/08/2015