Cảnh báo về sâu keo mùa Thu
- Được viết: 28-02-2019 11:07
Theo thông báo của Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay trên thế giới đã phát hiện một loài sâu hại mới có tên tiếng anh là Fall Armyworm, tên khoa học là Spodoptera frugiperda, có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Loài sâu này phát hiện lần đầu tại châu Á là ở Ấn độ vào tháng 7 năm 2018. Chúng lây lan rất nhanh và gây hại nặng tại các vùng bị xâm nhiễm, hiện nay loài sâu hại này đã xuất hiện tại Banglades, Srilanka, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.
Đây là loài sâu hại mới chưa phát hiện tại Việt Nam, được cảnh báo có khả năng phát tán vào Việt Nam và gây hại nghiêm trọng nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời. Sau khi xem xét về phân loại, tập tính gây hại, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị tên Tiếng Việt của loài sâu này là “sâu keo mùa Thu”. Để chủ động phát hiện, phòng ngừa sự xâm nhiễm và gây hại của loài sâu hại này, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng giới thiệu một số thông tin về sâu keo mùa Thu để cán bộ kỹ thuật và nông dân theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Một số thông tin và hình ảnh loài sậu keo mùa Thu (Spodoptera frugiperda)
- Đặc điểm hình thái
Sâu trưởng thành có chiều dài cơ thể 1,6 - 1,7 cm và sải cánh là 3,7 - 3,8 cm, con cái dài hơn. Trứng được đẻ thành bọc, mỗi bọc 150 - 200 trứng, quả trứng có hình cầu, đường kính 0,75mm. Ấu trùng có màu xanh nhạt đến nâu sẫm, ở giai đoạn tuổi 6, ấu trùng dài 3 - 4 cm. Nhộng có chiều dài 1,3 - 1,7 cm (tùy theo con đực và con cái) và có màu nâu sáng bóng.
- Ký chủ
Sâu keo mùa Thu Spodoptera frugiperda là loài sâu hại đa thực, chúng có thể gây hại trên 80 loại cây trồng, gây hại nặng trên nhóm cây họ hòa thảo như: ngô, lúa, kê và cây mía. Ngoài ra cũng đã được phát hiện gây hại trên các loại rau, cây bông.
- Phân bố
Loài sâu keo mùa Thu đã được phát hiện gây hại tại các quốc gia thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ (bắc Mỹ, trung Mỹ và nam Mỹ) và một số quốc gia tại châu Âu. Trong đó tại châu Á loài sâu hại này đã xuất hiện và gây hại tại Ấn Độ, Banglades, Srilanka, Myanmar, Thái Lan, Yemen và Trung Quốc.
Một số hình ảnh về sâu keo mùa Thu Spodoptera frugiperda
Trần Điệp - Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 6 năm 2016 - 21/06/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 11 năm 2018 - 15/11/2018
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 1 tháng 4 năm 2014 - 04/04/2014
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 3 tháng 9 năm 2014 - 22/09/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 11 năm 2017 - 15/11/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 5 năm 2018 - 03/05/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 1 năm 2018 - 17/01/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2015 - 22/09/2015
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 2 tháng 10 năm 2014 - 11/10/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 10 năm 2018 - 11/10/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 3 năm 2016 - 14/03/2016
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 3 tháng 5 năm 2014 - 20/05/2014
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 1 tháng 12 năm 2016 - 13/12/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 9 năm 2017 - 02/10/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 10 năm 2016 - 26/10/2016
- Lễ ra quân phòng chống dịch bọ xít muỗi hại cây cà phê tại huyện Lạc Dương - 18/02/2017
- Dự báo tình hình sinh vật gây hại lúa vụ Xuân hè, hè thu - mùa, vụ 3 năm 2019 các tỉnh Duyên hải nam trung bộ và Tây Nguyên - 09/05/2019
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 11 năm 2015 - 16/11/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 1 năm 2018 - 12/01/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 8 năm 2018 - 23/08/2018