Thống kê truy cập

4606620
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2146
24247
101579
4606620

Sâu khoang hại dâu tằm tại Lâm Hà

Sâu khoang hại dâu tằm tại Lâm Hà

 

Theo báo cáo của Trung tâm Nông nghiệp Lâm Hà, hiện nay trên địa bàn xã Tân Văn xuất hiện sâu gây hại trên cây dâu tằm, Chi cục Trồng trọt và BVTV lâm Đồng đã kiểm tra tình hình gây hại kết quả như sau:

Tình hình gây hại

Tổng diện tích nhiễm sâu hại khoảng 11,5 ha trên các giống dâu S7CB và VA 201. Diện tích hại tập trung chủ yếu thuộc địa bàn thôn Tân Tiến xã Tân Văn khoảng 10ha, hai thôn liền kề Tân Đức và Tân Lộc 1,5ha. Trên đồng ruộng hiện nay là lứa sâu nở rộ thứ 2 kể từ thời điểm phát hiện cách đây gần một tháng.

Mật độ sâu không đồng đều ở từng ruộng do công tác phòng trừ của bà con, một số vườn dâu mới đốn; mật độ bình quân từ 5 - 8 con/cây, nơi có mật độ cao thậm chí có từ 15 - 20 con/cây.

Đặc điểm hình thái và gây hại

Sâu toàn thân có màu đen, trên sống lưng có sọc màu vàng nhạt, trên thân có chấm trắng nhỏ, có lông tơ trắng mỏng. Kết quả kiểm tra hình thái ban đầu cho thấy đây là loài sâu khoang (Spodopterasp) thuộc họ ngài đêm (Noctuidae) bộ cánh vảy (Lepidoptera)

Sâu nhỏ ăn lá non, mầm và phần thịt lá, sâu lớn ăn cả lá chỉ chừa lại phần gân lá. Bướm đẻ trứng trên cây, sâu non nở ra tập trung nằm dưới lá non ăn phần thịt lá, khi động vào sâu nhả tơ thả mình rơi xuống đất bỏ trốn. Sâu lớn ban ngày chui xuống gốc cây, hốc đất trú ngụ, ban đêm leo lên thân ăn lá ngoài lá dâu sâu còn ăn một số lá khác như lá vông, một số loại rau trong vùng.

 

Biện pháp phòng trừ

- Đối với vườn dâu đang nuôi tằm thì sử dụng biện pháp thủ công như bắt sâu bằng tay, dùng bạt, xô, chậu rung cây cho sâu rơi xuống thu gom tiêu diệt.

- Đối với vườn dâu già cỗi bị sâu hại nặng thì tiến hành đốn sớm, thu gom tàn dư xử lý chôn hoặc đốt.

- Đối với biện pháp hoá học: Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc phòng trừ sâu trên dâu tằm. Đối với vườn dâu chưa đến kỳ cho tằm ăn, mật độ sâu hại trên đồng ruộng cao (khoảng 10 - 15 con/m2) thì tham khảo sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ:

- Thuốc có hoạt chất Spinosad (Success 25SC) nồng độ 0,2 %. Pha 20ml thuốc với 10 lít nước khuấy đều, phun đều cả mặt trên và dưới của lá. Thời gian cách ly 12, sau phun 12 -15 ngày có thể hái lá cho tằm ăn.

- Thuốc  sinh học Matrine (Sokupi 0.36SL) nồng độ 25 ml/ 20 lít nước, thời gian cách ly 5 ngày, Oxymatrine (Vimatrine 0,6 SL) sử dụng 20 ml/ 10 lít nước thời gian cách ly 5 ngày.

Chú ý : Chỉ phun cục bộ trên các vùng bị sâu gây hại, phun thuốc khi sâu còn nhỏ và phun vào buổi chiều tối là hiệu quả nhất.

 

Phòng Bảo vệ thực vật

Các tin khác