Thống kê truy cập

3546877
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
3473
25565
86522
3546877

Thông báo tình hình sâu bệnh hại rừng trồng tháng 5 năm 2014

                    SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                          CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                Số: 36/TB - BVTV                              Lâm Đồng, ngày 16 tháng 6 năm 2014

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại rừng trồng tháng 5 năm 2014

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Trong tháng 5/2014, thời tiết tỉnh Lâm Đồng diễn biến theo chiều hướng: Mây thay đổi đến nhiều mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng gián đoạn, chiều và tối có mưa rải rác, có nơi có mưa vừa đến mưa to và dông. Gió Nam đến Tây Nam cấp 2 cấp 3. Nhiệt độ trung bình 23,0 - 24,00C, cao nhất 28,00C (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên), thấp nhất 190C tại khu vực phía Bắc (Đà Lạt, Lạc Dương); độ ẩm không khí trung bình 78,8 – 92,5%; lượng mưa phổ biến 164,5 – 265,3 mm.

II. VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DỰ TÍNH DỰ BÁO

- Loài cây trồng điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trên rừng trồng: thông 3 lá, keo và sao.

- Số đơn vị điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trên toàn tỉnh: 25/27 đơn vị.

Các đơn vị chưa báo cáo tình hình sâu bệnh hại rừng trồng trong tháng 5/2014 (Xí Nghiệp NLG Lâm Đồng, Ban quản lý khu du lich Hồ Tuyền Lâm).

III. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI RỪNG TRỒNG

1. Rừng trồng thông 3 lá: (Tổng diện tích 37.078 ha)

Tình hình sâu bệnh hại trong tháng 5 chủ yếu gây hại ở mức nhẹ - trung bình:

- Bệnh vàng còi: gây hại trên diện tích 105,8 ha, trong đó gây hại ở mức trung bình 34 ha tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỷ lệ lá bị hại từ 30 – 40 %.

- Tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) tiếp tục gây hại 88,3 ha, trong đó gây hại nặng 1,5 ha tại Ban quản lý rừng phòng hộ D’ran, tỷ lệ cây bị hại 51 %.

- Vòi voi đục thân (Pissodes appoximatus Hopk): gây hại trên diện tích 151,8 ha, trong đó diện tích nhiễm ở mức trung bình 53,2 ha (tỷ lệ cây bị hại từ 10 - 12 %) tại Ban QLR PH Tà Nung.

- Ong ăn lá  (Neodiprion biremis Konow), xén tóc  (Monochamus alternatus Hope), sâu đục nõn (Rhyacionia cristata Wals), Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri mauser), và bệnh khô đỏ lá xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ.

2. Trên cây keo: (Tổng diện tích 5.652 ha).

- Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor): gây hại 103,5ha, trong đó gây hại nặng 50 ha, tỷ lệ cây bị hại từ 50 - 90 %, tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc.

- Bệnh đốm lá khô cành ngọn (Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc.): gây hại 259,3 ha, trong đó gây hại nặng 31 ha, tỷ lệ cây bị hại từ 60-70% tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh.

- Bệnh phấn trắng, sâu đục thân xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ không đáng kể.

3. Trên cây sao: (Tổng diện tích 939,5 ha).

            Bệnh khô cành gây hại ở mức độ nhẹ.

IV. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời gian tới thời tiết Lâm Đồng có khả năng chịu ảnh hưởng rìa xa phía Nam của rãnh thấp có trục ngang qua Bắc bộ, kết hợp với đới gió Tây Nam có cường độ yếu đến trung bình. Thời tiết trong các khu vực: Đêm có mưa rải rác, ngày nắng gián đoạn, chiều và tối có mưa rải rác đến nhiều nơi, có nơi có mưa vừa đến mưa to và dông. Gió Nam đến Tây Nam cấp 2 cấp 3. Lượng mưa đạt xấp xỉ với trung bình cùng kỳ nhiều năm. Đề nghị các đơn vị chủ rừng chú ý các đối tượng dịch hại sau:

- Thông 3 lá: bệnh tuyến trùng, bệnh khô ngọn thông 3 lá, bệnh nấm rỉ.

- Cây keo: bệnh nấm hồng, bệnh đốm lá, bệnh loét thân.

Nơi nhận:                                                                                                CHI CỤC TRƯỞNG            

- Sở Nông Nghiệp & PTNT (B/c);                                                                        (Đã ký)

- Chi cục Kiểm Lâm;

- Chi cục Lâm Nghiệp;

- Các đơn vị quản lý rừng trong tỉnh;

- Lưu: VT, KT.

Các tin khác