Thống kê truy cập

4346670
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
597
17930
54263
4346670
Sâu bệnh hại quan tâm trong kỳ

Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa

Bệnh bạc lá hay cháy bìa lá lúa gây hại phổ biến ở khắp các nước trồng lúa trên thế giới.           Ở nước ta bệnh bạc lá thường xuyên phá hại ở các vùng trồng lúa, trên các giống lúa có năng suất cao. Hiện nay, toàn vùng các tỉnh phía Nam có 17.877 ha lúa bị nhiễm bệnh, tỷ lệ bệnh phổ biến từ  10 - 20%. Các tỉnh có bệnh xuất hiện bệnh như  Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Bà Rịa - VT….

Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh

Ngày 17 tháng 7 năm 2014, Chi cục BVTV phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh, UBND xã Tam Bố, Đài PTTH huyện Di Linh kiểm tra xác định nguyên nhân gây hiện tượng rụng trái cà phê là do rệp sáp gây hại và cây thiếu dinh dưỡng:

Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Bệnh nấm hồng thường gây hại trên cây cà phê, cao su và nhiều loại cây khác như xoài, sầu riêng, mãng cầu, nhãn, cam, quýt, chanh, bưởi. Lâm Đồng hiện có 151.565 ha cà phê chủ yếu đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời tiết khí hậu hiện đang vào mùa mưa, rất thuận lợi cho bệnh nấm hồng phát triển và gây hại gây khó khăn cho việc phòng trừ.

Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng

Hiện nay, do điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao nên bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Theo Trung tâm BVTV phía Nam, toàn vùng  nhiễm  45.667 ha trên lúa Hè Thu. Tại Lâm Đồng bệnh đạo ôn gây hại trên diện tích 866 ha, trong đó có 490 ha nhiễm năng tại Đạ Tẻh trên các giống lúa OM 4900, OM6162, OM 7347, nếp lai.

Bọ xít muỗi hại cây cà phê chè và biện pháp phòng trừ

Bọ xít muỗi có tên khoa học là  Helopeltis sp. thuộc họ Miridae, bộ Hemiptera. Bọ xít gây hại nhiều trên điều, chè, ca cao, cà phê, tiêu đen, nho, ổi, xoài v.v… Chúng tấn công ở tất cả các giai đoạn của cây trồng. Ký chủ chính của chúng là điều, chè, ca cao, và cây neem. Bọ xít muỗi đỏ được ghi nhận xuất hiện ở các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines, Campuchia, Indonesia và Việt Nam.

Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ

Cây rau họ thập tự là cây trồng chủ lực tại vùng trồng rau của Lâm Đồng. Cây họ thập tự gồm các loại cây: cải bắp, súp lơ, cải thảo, cải dưa, su hào, cải ngọt... đang được trồng nhiều tại các địa bàn Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt. (diện tích xấp xỉ 13.000 ha) Hiện nay, ngoài một số bệnh thường xuyên gây hại như bệnh cháy lá vi khuẩn, sương mai, thối gốc, thối hạch, thối nhũn,.. Bệnh sưng rễ là bệnh gây hại khó phòng trừ, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm rau.

Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc

Theo báo cáo của Trung tâm Nông Nghiệp thành phố Bảo Lộc về tình hình dịch hại, ngày 10 tháng 6 năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng tiến hành kiểm tra thực tế tình hình sâu ăn lá gây hại cà phê tại Bảo Lộc.

Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai

Theo thông báo của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng trên địa bàn huyện như: khoai lang, mía, cây tiêu, ca cao, cà phê, măng cụt, mít, cao su, khoai mỳ… Sùng trắng thường vũ hóa từ tháng 02 đến tháng 5 hàng năm; trưởng thành có tập tính ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn hại cây trồng.

Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê

Trong quý I, năm 2014 sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) bắt đầu có xu hướng phát triển gây hại. Qua thống kê và kiểm tra thực tế của Chi cục BVTV Lâm Đồng hiện nay tại Đà Lạt có 440 ha bị gây hại, TLH 13,8 – 40% (giảm so với 2.200 ha năm 2013), tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung.

Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai.

Hàng năm, bệnh phấn trắng thường xuất hiện và gây hại mạnh trong thời điểm cây cao su ra lá non (từ tháng 1 đến tháng 3). Năm 2012, bệnh phấn trắng (Oidium heveae)đã gây hại trên 100% vườn trồng cây cao su, huyện Đạ Huoai đã tổ chức chống dịch bệnh phấn trắng trên diện tích 494,39ha, tỷ lệ hại từ 30 – 53 %.