Thống kê truy cập

3455199
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1835
15445
106698
3455199
Sâu bệnh hại quan tâm trong kỳ

Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng

Muồng hoa đào là loài cây gỗ nhỡ, cao từ 10 đến 20 m, đường kính khỏang 60 cm, thuộc phân loài (Cassia javanica), phân họ Vang – Caesalpinioideae, họ Đậu – Fabales, bộ Đậu – Fabaceae, hiện đang được trồng trên đường phố tại huyện Đạ huoai, Đạ Tẻh, Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lâm và Thành phố Bảo Lộc. 

Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt

Hoa hồng là một trong những loài hoa đặc trưng của thành phố Đà Lạt, với tổng diện tích gieo trồng 205 ha, hoa hồng được trồng tập trung chủ yếu tại Làng hoa Vạn Thành – Phường 5 với diện tích 120 ha; khu vực An Sơn, Nam Thiên – Phường 4 với diện tích 70 ha; khu vực Nguyên Tử Lực – Phường 8 với diện tích 10 ha và rải rác một số khu vực như Thánh Mẫu – Phường 7, Thái Phiên - phường 12. Phần lớn diện tích hoa hồng tại Đà Lạt được canh tác trong nhà kính. Các giống hoa hồng được trồng phổ biến gồm đỏ Hà Lan, trắng xanh, song hỷ, Bê Bê, vàng, đỏ Ý, cánh sen, đỏ son, sen trắng, hồng phấn, Pháp, ….

Rừng trồng keo lai tại Đạ Tẻh bị bệnh nấm hồng gây hại

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV LN Đạ Tẻh về việc rừng trồng keo lai tại tiểu khu 550, 549B, 563, 556A có hiện tượng bị chết rãi rác.

Tổng diện tích rừng trồng của đơn vị là 617,55 ha, chủ yếu là keo lá tràm, keo lai, keo tai tượng, sao và dầu. Trong đó, diện tích trồng keo lai của đơn vị là 113,15 ha, ngày 27 tháng 02 năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với Công ty TNHH MTV LN Đạ Tẻh kiểm tra, xác minh thực tế hiện trường rừng keo lai trồng bị sâu bệnh hại.

Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông

Bọ xít muỗi có tên khoa học là: Helopeltis sp, thuộc họ Miridae, bộ Hemiptera.

Trưởng thành giống con muỗi, cơ thể thon dài (5-10mm), màu xanh lục, cánh màu nâu nhạt. Bọ xít muỗi gây hại bằng cách chích hút nhựa lá non, chồi non. Lúc đầu vết hại có màu xám, xung quanh có màu nhạt hơn sau đó bị thâm đen. Các bộ phận non bị chích hút khô đen và biến dạng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.

Bệnh héo xanh hại cây họ cà

Cây họ cà gồm các loại cây: cà chua, cà pháo, cà tím, khoai tây, ớt các loại, thuốc lá. Trong đó cây cà chua, cà pháo, cà tím, khoai tây, ớt các loại đang được trồng nhiều tại các địa bàn Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng.

Thông báo tình hình sâu bệnh hại chính trên cây mắc ca tại Lâm Đồng

Cây mắc ca có tên khoa học: Macadamia integrifolia Maiden & Betche (loài vỏ trơn); Macadamia tetraphylla S. Johnson (loài vỏ thô). Có nguồn gốc từ Úc; là cây dễ trồng, chịu hạn tốt, hạt có nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có tác dụng bảo vệ sức khỏe…trái mắc ca sử dụng làm thực phẩm cao cấp được sử dụng trên thế giới. Hiện nay, mắc ca được trồng ở nhiều nước như: Mỹ, Nam Phi, Kenya, Costa Rica, Guatemala, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar… tại Việt Nam cây mắc ca được trồng cách đây khoảng 10 năm ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Tại Lâm Đồng mắc ca được trồng cách đây 6 năm, chủ yếu trồng xen với cây cà phê.

Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ

Ngày 01 tháng 7 năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Đức Trọng kiểm tra tình hình câu cấu hại cây cà phê tại xã Đà Loan - Đức Trọng.

Trên cây cà phê, câu cấu hại trên diện tích 17,3 ha (nhẹ 16 ha, trung bình 1,2 ha, nặng 0,1 ha) với tỷ lệ lá bị hại trung bình 2,5%; cao nhất 50 %. Mật độ: 3,5 con/cây; cao nhất 20 con/cây.

Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ

Theo số liệu báo cáo của TTNN Đà Lạt tháng 6/2013, hiện nay tổng diện tích trồng cà phê tại Đà Lạt là 3.460 ha. Trong đó, chủ yếu là cà phê chè (Catimor) trồng tại xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành và 440 ha cà phê vối (Robusta) trồng ở xã Tà Nung. Cà phê có tuổi  từ 1- 4 năm khoảng 140 ha, còn lại chủ yếu từ 5-12 năm tuổi.

Một số dịch hại mới trên cây cà chua tại Lâm Đồng

Ngày 25 tháng 6 năm 2013, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng kiểm tra dịch hại trên cây cà chua Đơn Dương và Đức Trọng.