Thống kê truy cập

4346353
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
280
17613
53946
4346353
Sâu bệnh hại quan tâm trong kỳ

Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi tròn, kích thước từ 3 - 5mm và hơi nổi gồ lên cao hơn bề mặt của cành một chút do có lớp rong phát triển nên nhìn giống như một lớp nhung mịn, màu xanh hơi vàng.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê

Hiện nay, cà phê đang ở giai đoạn phát triển quả, mưa kéo dài, độ ẩm cao, thuận lợi cho bệnh thán thư phát triển, gây hại.

Công tác hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi hại cây cà phê chè tại Đam Rông

Chi cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Lâm Đồng đề xuất cấp 3.099 lít thuốc Supertac 500EC hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi gây hại trên 1.721,5 ha cà phê chè tại huyện Đam Rông.

Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng

Diện tích hoa hồng trong tỉnh 485 ha, tập trung chủ yếu tại Đà Lạt và Lạc Dương. Hiện nay, trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, trời nhiều mây, ẩm độ cao thích hợp cho bệnh phấn trắng phát triển.

Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) gây hại cà phê chè tại thành phố Đà Lạt

Theo số liệu điều tra DTDB của Chi cục BVTV Lâm Đồng, hiện nay tổng diện tích cà phê của TP. Đà Lạt khoảng 3.400 ha. Trong đó, diện tích bị nhiễm sâu đục thân là 540 ha tỷ lệ hại từ 18,5 – 70% chủ yếu tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung.

Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê

Hiện nay, Lâm Đồng đang bắt đầu mùa mưa, nhiệt độ và ẩm độ khá cao. Đây là những điều kiện thuận lợi bệnh rỉ sắt phát sinh và gây hại làm giảm khả năng quang hợp của cây cà phê và gây ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.

Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua

Hiện nay trên địa bàn tại Đức Trọng và Đơn Dương, sâu xanh gây hại 490 ha cà chua, tỷ lệ hại từ 2,8 – 20 %. Nhằm giúp người nông dân nhận diện sự xuất hiện, biểu hiện gây hại và áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, hạn chế thiệt hại do sâu xanh đục trái gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn biện pháp phòng trừ.

Phòng trừ rệp gây hại cà phê

Tuần qua, tại các vùng trồng cà phê trên toàn tỉnh các loại rệp gây hại cây cà phê có xu hướng gia tăng do thời tiết ở Lâm Đồng chủ yếu ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và cây cà phê đang giai đoạn phát triển trái nên nguồn thức ăn dồi dào hơn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho loại rệp gây hại cây cà phê như rệp sáp, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh.

Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng

Loài côn trùng chân đốt (có tên gọi địa phương là siêu nhân) là loài mới phát hiện tại Đà Lạt từ năm 2013. Chúng gây hại cục bộ trên các vườn rau, hoa, dâu tây. Khi bị hại nặng thiệt hại lện tới 20-30%.

Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông

Ngày 25 tháng 03 năm 2015, đoàn kiểm tra gồm Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm nông nghiệp huyện Đam Rông và Lãnh đạo UBND xã Đạ K’nàng đã kiểm tra tình hình lúa bị vàng lá và cây chậm phát triển tại xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông.