Kích hoạt nông nghiệp tuần hoàn theo hướng tăng trưởng xanh
- Được viết: 11-10-2024 15:57
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng bắt đầu kích hoạt phát triển kinh tế tuần hoàn theo hướng tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn đến năm 2030. Qua đó, xây dựng và nhân rộng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông hộ xử lý phụ phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản để tái sản xuất, sử dụng, giảm lượng rác thải ra môi trường, tạo ra giá trị gia tăng theo chuỗi giá trị nông sản khép kín.
Phân bón trùn quế của Hợp tác xã Phụ nữ Trùn quế Đơn Dương sử dụng canh tác cây trồng theo quy trình tuần hoàn
• Phụ phẩm của ngành này làm đầu vào của ngành kia
Với vai trò trụ cột phát triển nông nghiệp tuần hoàn, 2 lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trên toàn tỉnh từ nay đến năm 2030 được tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới tiết kiệm vật tư đầu vào; đồng thời thu gom, tái chế sử dụng nguồn phụ phẩm thải ra. Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt chuyển giao công nghệ sản xuất các giống cây trồng kháng sâu bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu; sử dụng sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, thảo mộc; chế phẩm kích kháng thực vật, phục hồi dinh dưỡng đất; chế phẩm bảo quản nông sản; quy trình sản xuất trái vụ; xử lý, tái chế phụ phẩm, giảm phát thải khí nhà kính. Lĩnh vực chăn nuôi chuyển giao công nghệ sản xuất thức ăn bổ sung giá trị dinh dưỡng cao, giảm lượng chất thải; quy trình chăn nuôi không chất thải; thu gom, xử lý, tái chế phụ phẩm làm năng lượng tái tạo, phân bón.
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cũng tập trung nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thức ăn bổ sung thủy sản từ phụ phẩm nông nghiệp; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường; quy trình công nghệ nuôi nguồn nước không chất thải; thu gom, xử lý tái sử dụng nước nuôi khép kín, xử lý bùn thải, nước thải trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, chuyển giao công nghệ xử lý, tái chế phụ phẩm lâm nghiệp làm nhiên liệu sinh học, ván gỗ, pallet, tấm cách nhiệt; phục hồi diện tích rừng tự nhiên nghèo bị suy thoái, phát triển mô hình lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, mô hình nông - lâm kết hợp.
“Toàn tỉnh nghiên cứu, chuyển giao sản xuất tuần hoàn kết hợp giữa trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản - lâm nghiệp; nông nghiệp sinh thái, hữu cơ; giảm thất thoát, nâng cao hiệu quả và thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt nhân rộng quy trình xử lý phụ phẩm trồng trọt làm phân bón hữu cơ, than sinh học, thức ăn chăn nuôi, chất đốt; xử lý phụ phẩm chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, sản xuất nhiên liệu khí sinh học; nuôi sinh vật có ích; chuyển hóa chất thải thành phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi...”, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng thông tin thêm. Theo đó, mục đích phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp để tái sử dụng phụ phẩm của ngành này làm đầu vào của ngành kia, góp phần nâng cao giá trị, giảm chi phí sản xuất và kết nối bền vững các ngành hàng nông sản.
• 5 nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp tuần hoàn
Với khâu đầu ra của sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn đến năm 2030, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng xác định 5 nhóm giải pháp trọng tâm. Thứ nhất, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong vùng, mở rộng diện tích sản xuất tuần hoàn. Thứ hai, hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn tiêu chuẩn chứng nhận trong nước và quốc tế; xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối doanh nghiệp. Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn. Thứ tư, kết nối nghiên cứu khoa học và công nghệ về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Thứ năm, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến phụ phẩm nông nghiệp, chất thải hữu cơ thành phân bón, giá thể trồng trọt, thức ăn chăn nuôi...
Thực hành đồng bộ 5 nhóm giải pháp vừa nêu, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đến năm 2030 phấn đấu đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp gồm: Ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học công nghệ được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao; tổn thất sau thu hoạch nông, lâm, thủy sản chủ lực giảm 0,5-1%/năm; 70% phụ phẩm, chất thải trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản chủ lực, 60% chất thải chăn nuôi trong nông hộ và 100% chất thải trang trại được thu gom, tái sử dụng…
https://baolamdong.vn/
Các tin khác
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022” - 19/08/2022
- Đánh tráo giống cà chua - 25/07/2013
- Kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp tại các mô hình du lịch canh nông của tỉnh Lâm Đồng 9 tháng đầu năm 2019 - 01/10/2019
- Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 Về cơ chế chính sách trong quản lý phân bón và nhập khẩu giống cây trồng - 18/01/2018
- Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng - 09/10/2024
- Thông báo mở lớp tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón (đợt 2) - 21/08/2019
- Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp - 25/04/2024
- Tình hình sản xuất hoa cúc xuất khẩu tại công ty TNHH Trang trại Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Việt - 27/04/2020
- Hội thảo ứng dụng công nghệ IOT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - 28/03/2018
- Đam mê trồng rau sạch hữu cơ - 17/05/2024
- Quản lý chất lượng giống cây trồng để tạo ra sản phẩm có giá trị - 20/08/2021
- Khắc phục hiện tượng sốc nhiệt cây cà phê - 01/11/2019
- "Thủ phạm" đục củ khoai lang - 06/11/2014
- Phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật chuyên nghiệp - 04/06/2024
- Công tác Khảo nghiệm thuốc BVTV tại Lâm Đồng năm 2012 - 05/04/2013
- Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 18/12/2020
- Lo ngại xây dựng trái phép, Đà Lạt dừng phát triển du lịch canh nông - 21/09/2020
- Lúa GlobalGAP - 25/06/2014
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại thôn TaLy 2 xã Ka Đô huyện Đơn Dương - 26/09/2019
- Để đạt tốc độ tăng trưởng trồng trọt 5,5%/năm - 29/08/2024