Thống kê truy cập

4347316
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1243
18576
54909
4347316

Tình hình sản xuất cây chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Cây chè là cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Lâm Đồng, năm 2021 toàn tỉnh có 11.287,4 ha; diện tích kinh doanh 11.176,6 ha, năng suất trung bình 143,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 160.719,5 tấn chè búp tươi. Diện tích sản xuất chè của tỉnh tập trung chủ yếu tại huyện Bảo Lâm với 7.150 ha và thành phố Bảo Lộc 2.650 ha, các huyện thành phố còn lại sản xuất với diện tích nhỏ. Cơ cấu giống chè đa dạng, trong đó chè chất lượng cao Kim Tuyên, Tứ Quý, Olong, Ngọc Thúy chiếm 44,05% diện tích (4.972,0 ha, sản lượng 79.505,3 tấn); chè cành cao sản TB14, LĐ97 chiếm 34,85% (3.933,6 ha, sản lượng 59.442,7 tấn); còn lại là chè hạt chiếm 21,10% (2.381,8 ha, sản lượng 21.781,5 tấn). Các giống chè phục vụ cho chế biến chiếm khoảng 90% tổng sản lượng hàng năm, chủ yếu là các giống chè cao sản và chè chất lượng cao. Sản phẩm chè chế biến là chè đen, chè xanh và chè olong. Diện tích chè sản xuất theo hướng công nghệ cao là 4.934 ha (chiếm 43,7% tổng diện tích chè), chủ yếu là diện tích chè chất lượng cao và một phần diện tích là chè cành cao sản; 01 vùng sản xuất chè được công nhận ứng dụng Nông nghiệp CNC tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm với diện tích 309 ha; 01 doanh nghiệp là Công ty CP chè Long Đỉnh được Bộ Nông nghiệp cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC với diện tích 70 ha.

Toàn tỉnh hiện có 155 công ty chế biến chè với công suất 29.871 tấn/năm và 90 cơ sở chế biến chè với quy mô 17.437 tấn/năm tập trung tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Lâm Hà. Trong đó, 06 công ty, cơ sở chế biến chè áp dụng hệ thống quản lý theo ISO và 01 cơ sở áp dụng hệ thống quản lý theo HACCP. 14 chuỗi liên kết sản xuất chè với 337 hộ tham gia, diện tích 847,1ha, sản lượng chè búp tươi 6.246 tấn, tỉ lệ chè tiêu thụ thông qua chuỗi đạt 3,89% so với tổng sản lượng.

Thị trường tiêu thụ chè chủ yếu vẫn là thị trường nội địa (các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ và miền Trung) chiếm khoảng 74%; xuất khẩu chiếm khoảng 26% (năm 2021 xuất khẩu 7.079 tấn, đạt giá trị 13,01 triệu USD). Thị trường xuất khẩu không đa dạng, chủ yếu là Đài Loan, Pakistan và Afganistan ngoài ra còn có Nga, Mỹ, ...

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm chè, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu, UBND tỉnh luôn quan tâm, hỗ trợ công tác chuyển đổi giống cây trồng thông qua các chương trình, đề án (diện tích chè hạt, giống cũ hàng năm được các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang diện tích chè có năng xuất, chất lượng cao gắn với các doanh nghiệp thu mua, chế biến như các giống chè LĐ97, Olong, Tứ Quý, Kim Tuyên, Ngọc Thúy, ...); chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến; phối hợp với các Viện, Trung tâm nghiên cứu đưa vào thử nghiệm các giống mới; tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại với các đối tác trong và ngoài nước; …

Vy Thế Vũ

Các tin khác