Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng – dấu ấn của sự phát triển
- Được viết: 17-12-2017 09:54
Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng - Dấu ấn của sự phát triển
Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay, kết quả trong giai đoạn 2004-2010 đã khẳng định phát triển NNCNC là chủ trương đúng đắn về mặt lý luận và thực tiễn, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, nhận thức và áp dụng NNCNC được nâng lên một tầm cao mới và được các cấp, các ngành cũng như nhân dân đồng tình hưởng ứng, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh tại địa phương. Từ đó giúp năng suất và sản lượng cây trồng Lâ Đồng tăng bình quân hàng năm 8-10%, đặc biệt có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay, Lâm Đồng đã trải qua 13 năm để đạt những thành tựu đáng kêt và hoàn thành 03 giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triền nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Minh chứng cho những kết quả mà nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng đem lại, đó là những đóng góp trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng giá trị sản xuất đạt 150 triệu đồng/ha năm 2016 và ước 2017 là 155 triệu đồng/ha, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu thổ nhưỡng để sản xuất và xuất khẩu nhiều loại rau, hoa, cây đặc sản cao cấp…, cùng với sự cần cù sáng tạo của người dân địa phương, sự quan tâm chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh với những chính sách thực thi phù hợp thời gian qua đã đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về các thành tựu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là tổ chức liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu, đào tạo nhân lực và ứng dụng công nghệ… Nhiều sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh được cấp nhãn hiệu chứng nhận đã và đang từng bước khẳng định giá trị của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, từ đó đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Được sự đồng ý của BTC Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức “Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt; triển lãm các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, gọi tắt là “phiên chợ triển lãm” nhằm giới thiệu và quảng bá những thành quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và thương hiệu “Đà Lạt, kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đến toàn thể nhân dân trong tỉnh cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài kết nối phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn cho thị trường.
- Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên - TP Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng
- Thời gian: từ ngày 23-29/12/2017.
Chương trình diễn ra với nhiều hoạt động hết sức phong phú, hấp dẫn và thiết thực:
1. Lễ khai mạc “phiên chợ rau, hoa Đà Lạt; triển lãm các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”: diễn ra từ 7h30’, ngày 23/12/2017 với sự tham gia của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp; lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng; các tổ chức trong nước và quốc tế có gian hàng trưng bày tại “phiên chợ triển lãm” cùng với đông đảo nhân dân và du khách .
2. “Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt; triển lãm các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” được thiết kế công phu và bố trí 180 gian hàng trưng bày của 108 đơn vị trong và ngoài nước đăng ký tham gia và chia làm 05 khu trưng bày chính, gồm: hoa với 50 gian hàng của 27 đơn vị; rau 24 gian hàng của 15 đơn vị; đặc sản 28 gian hàng của 25 đơn vị; giống, phân bón, thuốc BVTV 38 gian hàng của 25 đơn vị; cơ khí nông nghiệp công nghệ cao 30 gian hàng của 15 đơn vị; bên cạnh đó còn có các gian hàng phục vụ Buffee rau và sản phẩm công nghệ cao của các tổ chức, cá nhân không trực tiếp tham gia “phiên chợ triển lãm”.
Mục tiêu của “phiên chợ rau, hoa Đà Lạt; triển lãm các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”:
+ Lâm Đồng giữ vững vị trí là tỉnh đứng đầu trong cả nước về ứng dụng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
+ Giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đặc thù của tỉnh đến với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
+ Nâng giá trị sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của tỉnh, với phương châm: gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Tại “phiên chợ rau, hoa Đà Lạt; triển lãm các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”nhiều sản phẩm nổi tiếng và đặc sắc như rau, hoa, các loại đặc sản mang thương hiệu Lâm Đồng, cũng như nhiều sản phẩm phục vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong và ngoài tỉnh sẽ được các đơn vị trưng bày công phu và hoành tráng để giới thiệu đến quý khách.
Trong không gian sang trọng, lãng mạn bên bờ hồ Xuân Hương thơ mộng, quý khách không chỉ được thưởng thức các hương vị trà olong, cà phê arabica Lâm Đồng mà còn được thưởng thức các đặc sản như dâu tây, hồng Đà Lạt để cảm nhận hương vị nồng nàn từ trà, cà phê và trái cây đặc sản an toàn mà người dân Lâm Đồng đã và đang tiếp cận và ứng dụng công nghệ để đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm sạch và an toàn.
Bên cạnh đó, cũng tại khu vực triển lãm, Buffee rau sẽ được nhóm chuyên gia ẩm thực đến từ các nhà hàng nổi tiếng của thành phố Đà Lạt sẽ thực hiện miễn phí khoảng 500 suất/ngày cho quý khách tham quan từ 18h00 đến 20h00 và kéo dài 07 ngày, từ khi khai mạc đến kết thúc “phiên chợ triển lãm”. Đây là cơ hội để quý khách chiêm ngưỡng, thưởng thức và cảm nhận sự tươi ngon của các sản phẩm rau củ quả được sản xuất theo hướng ứng dụng CNC tại Lâm Đồng
“Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt; triển lãm các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” triển lãm các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” sẽ tạo nên dấu ấn cho sự phát triển của Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao thành công, đồng thời lựa chọn và tìm kiếm đối tác kinh doanh. Đặc biệt đây cũng là dịp để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình tới người tiêu dùng trong nước và quốc tế./.
Nguyễn Thị Phương Loan
Các tin khác
- Cây mâm xôi đen tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Organic Minh Thọ - 03/04/2020
- "Rau kỷ luật" ở Suối Thông B - 17/08/2015
- Bay xa thương hiệu cà phê Lang Biang - 12/04/2018
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón - 07/11/2019
- Tăng cường thực hiện các giải pháp sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2019-2020 - 20/11/2019
- Quyết định Công nhận vườn cây bơ đầu dòng - 14/10/2018
- Đặc điểm một số giống cà phê chè trồng tại Lâm Đồng - 09/10/2019
- Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, về việc Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT. - 08/03/2018
- Trồng điều, tiền đầy túi! - 22/08/2014
- Giải quyết khó khăn trên vùng bơ 034 - 26/06/2024
- Xây dựng thương hiệu từ "gốc" - 03/05/2018
- Lễ trao giải cuộc thi Triệu phú rau hoa - 16/07/2018
- Tăng năng lực xuất khẩu cho nông sản Lâm Đồng - 22/04/2024
- Tình hình thực hiện chuyển đổi giống cây trồng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 10/12/2024
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022” - 19/08/2022
- Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá - 18/11/2019
- Hướng dẫn Danh mục giống cây trồng sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi năm 2019 - 22/03/2019
- Báo động ô nhiễm rác thải từ sản xuất nông nghiệp - 18/08/2013
- Lâm Đồng công nhận nguồn giống cây cà phê đầu dòng Xanh lùn (TS5) - 11/06/2018
- Bệnh "nan y" trên sắn - 06/11/2014