Hội thảo “Vượt qua các thách thức trong Nông nghiệp bằng ứng dụng kinh nghiệm Israel trong canh tác thông minh”
- Được viết: 06-11-2018 14:00
Hội thảo “Vượt qua các thách thức trong Nông nghiệp bằng ứng dụng kinh nghiệm Israel trong canh tác thông minh”
Lâm Đồng là tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên gần 01 triệu ha, dân số gần 1,3 triệu người; là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện khí hậu phù hợp cho phát triển nông nghiệp hàng hóa với đa dạng về chủng loại cây trồng, nhất là những loại nông sản có ưu thế như rau, hoa cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, cây công nghiệp dài ngày, bò sữa, cá nước lạnh,…
Tổng diện tích đất canh tác của Lâm Đồng đạt 278.145 ha, với diện tích gieo trồng 373.739 ha; trong đó diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao đạt 54.477 ha: Rau 19.700 ha, hoa 3.800 ha, cà phê 20.800 ha, chè 6.335 ha, cây lúa 2.970 ha, cây ăn quả 300 ha, cây đặc sản, dược liệu 210 ha. Giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao đạt 370 triệu đồng/ha, trong đó cây hoa đạt 0,8 - 1,2 tỷ đồng/ha, cây rau đạt 400 - 600 triệu đồng/ha. Toàn tỉnh hiện có 08 doanh nghiệp (với diện tích 385 ha) được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là doanh nghiệp công nghệ và 01 vùng (với diện tích150 ha) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đà Lạt được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận.
Để đạt được thành tựu trên là nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp, HTX và các nông dân sản xuất cùng với sự tiếp cận ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, trong đó có các công nghệ từ Israel như: màng phủ, công nghệ tưới tiết kiệm, hệ thống nhà kính, các loại phân bón chất lượng cao....thông qua các doanh nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi đó, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang đối mặt với các thách thức như biến đổi khí hậu; dịch hại cây trồng phát sinh, gây hại ngày càng phổ biến; tốc độ, quy mô phát triển công nghệ thông minh chưa tương xứng với tiềm năng; thị trường tiêu thụ sản phẩm và giá cả thị trường gặp nhiều khó khăn,...
Từ những thực trạng trên, Hôm nay (ngày 06/11/2018), tại Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt; Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Vượt qua các thách thức trong Nông nghiệp bằng ứng dụng kinh nghiệm Israel trong canh tác thông minh” nhằm chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của Israel và tạo điều kiện cho doanh nghiệp 2 bên kết nối, hợp tác về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong thời gian tới.
Thành phần tham dự Hội thảo, gồm có:
- Đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT: ông Hoàng Sĩ Bích - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV và đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở.
- Đại diện Đại sứ quán Israel tại Việt Nam: ông Yaniv Tessel - Tham tán Thương mại Israel tại Việt Nam.
- Đại diện phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm nông nghiệp thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng.
- Đại diện 15 Công ty, doanh nghiệp Israel đầu tư, sản xuất tại Việt Nam và 60 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng. Các phóng viên Đài Truyền thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng về dự và đưa tin.
Tại Hội thảo, ông Yaniv Tessel - Tham tán Thương mại Israel tại Việt Nam đã chia sẻ: Đất nước và các doanh nghiệp Israel sẵn sàng hợp tác, đầu tư phát triển, trao đổi công nghệ tiên tiến với các doanh nghiệp Việt Nam; luôn tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên được trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trên cơ sở cùng có lợi. Mong rằng về phía Việt Nam tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Israel được làm việc, công tác, chia sẻ kinh nghiệm trong thời gian tới. Israel là đất nước có điều kiện ngoại cảnh bất lợi (thiếu nguồn nước, đất đai kém màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt,…) và thiếu nguồn nhân lực hoạt động lĩnh vực nông nghiệp; tuy nhiên, đất nước Israel đã vượt qua khó khăn đó để phát triển mạnh mẽ, trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp thông minh, công nghệ cao - nhờ những chính sách để các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất (đặc biệt là ứng dụng, phát triển rộng rãi nông nghiệp 4.0); bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao về năng suất, công nghệ thì chất lượng nông sản vẫn luôn được quan tâm.
Hội thảo đã nghe ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV thông qua báo cáo “Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, khó khăn, thách thức và định hướng phát triển”.
Đại diện 13 doanh nghiệp của Israel và Việt Nam đã thông qua những thành tựu, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, tập trung vào một số công nghệ như: Công ghệ tưới tiết kiệm; công nghệ giá thể, phân bón, thuốc BVTV công nghệ cao; công nghệ bảo quản, xử lý, chế biến nông sản sau thu hoạch; công nghệ sản xuất giống bơ; công tác quản lý, thiết kế các trang trại; kinh nghiệm về sự kết nối giữa người sản xuất với nhau và giữa người sản xuất với doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm,...
Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ đi tham quan thực tế tại Hiệp hội Hoa Đà Lạt và một số cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh tại thành phố Đà Lạt.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
Ông Hoàng Sĩ Bích - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT: Phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Yaniv Tessel - Tham tán Thương mại Israel tại Việt Nam phát biểu, chia sẻ tại Hội thảo
Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV thông qua báo cáo “Tình hình SX nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng,
khó khăn, thách thức và định hướng phát triển”
Các đại biểu trao đổi thảo luận, thông tin lẫn nhau
Toàn cảnh Hội thảo
Phòng Hành chính Tổng hợp - Chi cục Trồng trọt & BVTV
Các tin khác
- Kích hoạt nông nghiệp tuần hoàn theo hướng tăng trưởng xanh - 11/10/2024
- Khai mạc Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt và Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao - Thuộc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017 - 23/12/2017
- Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá - 18/11/2019
- Tăng vượt trội lợi nhuận từ “3 cây liên kết” - 14/06/2024
- Quyết định Công nhận vườn cây bơ đầu dòng - 14/10/2018
- Thông báo các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định - 05/07/2017
- Thông báo Kết quả kiểm tra lần 2 đối với 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo thông báo số 42/TB-TTBVTV - 05/09/2017
- Cây mâm xôi đen tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Organic Minh Thọ - 03/04/2020
- Lạc Dương với mục tiêu 8.480 ha rau an toàn - 23/07/2024
- Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng - 09/10/2024
- Bàn giao nhà mái ấm Syngenta - 15/01/2019
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Arapang của công ty TNHH Công nghệ sinh học F1 - 15/11/2023
- Hội thảo Phát triển sản xuất, chế biến và kết nối tiêu thụ dược liệu tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2023
- Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, về việc Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT. - 08/03/2018
- Giải quyết khó khăn trên vùng bơ 034 - 26/06/2024
- Bay xa thương hiệu cà phê Lang Biang - 12/04/2018
- Thành quả nghiên cứu lai tạo giống rau, hoa, khoai tây năng suất, chất lượng - 04/06/2024
- Triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Trồng trọt - 09/06/2021
- Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng - 27/03/2020
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022” - 19/08/2022