Đam mê trồng rau sạch hữu cơ
- Được viết: 17-05-2024 08:04
An toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Từ thực tế này, thời gian qua, Thiếu tá Âu Trường Thành - công tác tại Trung đoàn Bộ binh 994 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, đã mạnh dạn sản xuất rau theo hướng hữu cơ để cung cấp sản phẩm sạch ra thị trường; đồng thời, giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 10 lao động ở địa phương.
Ngoài những giờ làm việc tại đơn vị, anh Thành luôn tích cực bám vườn
Trước đây, gia đình Thiếu tá Thành trồng cỏ và chăn nuôi bò trên mảnh đất rộng hơn 3 ha tại thôn Pré, xã Phú Hội. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ mô hình này không cao. Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường, Thiếu tá Thành quyết định chuyển đổi sang trồng rau theo hướng hữu cơ.
Quyết định táo bạo này xuất phát từ những trăn trở về sức khỏe của người tiêu dùng và mong muốn bảo vệ môi trường. Thiếu tá Thành cùng gia đình đã dành nhiều thời gian để học hỏi kỹ thuật, cải tạo đất, áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ, đảm bảo không sử dụng hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật.
Khởi đầu cho hành trình mới này, Thiếu tá Thành cùng gia đình đã gặp nhiều khó khăn. Bởi, việc trồng rau hữu cơ đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và áp dụng kỹ thuật khoa học. Rau hữu cơ organic là những loại rau, củ, quả có chất lượng tốt nhất, toàn bộ quá trình sản xuất trồng trọt được kiểm soát rất nghiêm ngặt từ khâu làm đất, gieo hạt, tưới nước, bón phân, thu hoạch… sản phẩm tuyệt đối không được nhiễm bất kỳ loại hóa chất nào. Cũng chính vì vậy, anh Thành và gia đình đã dành nhiều thời gian để xử lý, phục hồi đất canh tác, cải tạo nguồn đất để giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế được nhiều vi khuẩn có hại cho cây trồng. Trong quá trình trồng, gia đình đã chú trọng luân canh, sử dụng phân chuồng đã qua ủ nóng, phân xanh, phân vi sinh, ủ cá làm đạm bón cho cây trồng và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để canh tác. Quá trình canh tác của gia đình tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại mà chỉ sử dụng nấm ký sinh để xử lý sâu bệnh.
Để có được mô hình sản xuất rau hữu cơ như hiện nay, là cả một quá trình nỗ lực, kiên trì của anh Thành và gia đình. Ngoài những giờ làm việc tại đơn vị, những ngày nghỉ, anh Thành cùng với bạn kỹ sư nông nghiệp đã tích cực bám vườn, phòng trừ dịch hại sâu bệnh hiệu quả để sản xuất rau hữu cơ đạt hiệu quả cao nhất.
Với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ, Thiếu tá Thành đã dần chinh phục được những khó khăn, thử thách ban đầu. Sau nhiều năm miệt mài, gia đình anh đã gặt hái được thành quả xứng đáng. Hơn 3 ha đất được phủ xanh bởi những luống rau hữu cơ tươi tốt, được gia đình anh Thành luân canh trồng các loại rau như: Đậu leo, bắp sú, xà lách, hành, ngò, su su… Mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 60 tấn rau, củ, quả sạch, giá bán trung bình từ 25-30 ngàn đồng/kg. Sản phẩm của gia đình anh được thị trường đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Vũng Tàu, Hồ Chí Minh và Nha Trang.
Anh Thành cho biết, từ khi bắt tay vào sản xất rau hữu cơ, anh đặt ra mục tiêu là cung cấp sản phẩm hữu cơ trực tiếp đến tay người tiêu dùng, giảm chi phí khâu trung gian để hạ giá thành sản phẩm, giúp người tiêu dùng tiếp cận được những sản phẩm sạch, đảm bảo sức khoẻ. Cũng chính vì đặt lợi ích và sức khỏe người tiêu dùng lên trên hết, nên nguồn hàng anh cung cấp ra thị trường là nguồn hàng chất lượng, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất đến đâu đều được các nhà hàng, quán ăn, người tiêu dùng mua đến đó nên nguồn cung - cầu khá ổn định. Không chỉ tăng thu nhập cho gia đình, thời gian qua, gia đình thiếu tá Thành đã giúp giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động tại địa phương, với mức lương từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Thành công với mô hình trồng rau hữu cơ, Thiếu tá Thành không chỉ thu được lợi nhuận kinh tế mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Hiện tại, anh đang ấp ủ dự định mở rộng mô hình chăn nuôi heo, gà hữu cơ để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, anh còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trồng rau hữu cơ với bà con nông dân địa phương, góp phần lan tỏa mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.
https://baolamdong.vn/
Các tin khác
- HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH - 11/01/2022
- Danh sách 278 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2018 - 14/07/2018
- Trồng điều kết hợp chăn nuôi - 25/06/2014
- Thực trạng ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản hoa Cúc cắt cành - 25/10/2019
- "Thủ phạm" đục củ khoai lang - 06/11/2014
- Tình hình canh tác cây bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021 - 08/12/2021
- Nguồn giống phục vụ tái canh, ghép cải tạo giống cà phê năm 2020 - 30/06/2020
- Phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm - 04/02/2020
- Danh sách các cơ sở SXKD giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 23/08/2018
- Thông báo Kết quả kiểm tra lần 2 đối với 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo thông báo số 42/TB-TTBVTV - 05/09/2017
- Kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp tại các mô hình du lịch canh nông của tỉnh Lâm Đồng 9 tháng đầu năm 2019 - 01/10/2019
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, invitro đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 14/10/2019
- Triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Trồng trọt - 09/06/2021
- Phát triển Du lịch gắn với nông nghiệp bền vững - thực trạng và giải pháp tại Lâm Đồng - 30/05/2018
- Người tiên phong trồng mắc ca đất Lâm Hà - 03/06/2024
- Thông báo mở lớp tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón (đợt 2) - 21/08/2019
- Qui trình sản xuất hoa cúc tại Công ty TNHH Dâu tươi Khanh Bích - 29/03/2018
- Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 18/12/2020
- Mưa đá gây thiệt hại lớn ở Đơn Dương - 16/07/2013
- Công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại một số công ty nhập khẩu giống hoa phục vụ tết Nguyên Đán 2018 - 15/02/2018