Phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật chuyên nghiệp
- Được viết: 04-06-2024 08:16
Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao và gia tăng giá trị xuất khẩu. Qua đó sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.
Thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà, huyện Lâm Hà thuộc tiểu vùng I mở rộng diện tích các loại rau an toàn đến năm 2030
• NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh đạt 80.000 ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh, trong đó 30.000 ha các cây trồng chủ lực. Bởi vậy cần nghiên cứu chọn tạo các loại giống cây trồng mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh. Đặc biệt, tăng cường hợp tác với các nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Hà Lan và tổ chức phi chính phủ có tiềm lực để nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, liên kết sản xuất, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ. Từ đó hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, hữu cơ, tuần hoàn gắn với chuỗi giá trị gia tăng để nhân rộng trên địa bàn; đáp ứng sản xuất hàng năm trên 24.000 tấn củ giống và 100 tấn hạt giống cây rau; trên 5.000 triệu cây giống hoa; 14 triệu cây và 20,5 triệu chồi ghép giống cây công nghiệp; 1,2 triệu cây giống cây ăn quả.
“Toàn tỉnh nâng cao năng lực cơ sở sản xuất giống; ưu tiên công nhận cây, vườn cây đầu dòng và công bố tiêu chuẩn chất lượng; đạt 100% cơ sở đáp ứng các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Đồng thời, nghiên cứu du nhập giống cây vùng khác trong nước hoặc nhập nội khảo nghiệm, chọn lọc giống có khả năng kháng sâu bệnh, đạt năng suất, chất lượng cao và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Riêng khu vực TP Đà Lạt và vùng phụ cận hình thành quy mô công nghiệp sản xuất giống cây trồng invitro với sản lượng trên 150 triệu cây giống/năm…”, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cho biết.
Theo đó, toàn tỉnh chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả, đất lúa 1 vụ sang trồng cây rau chủ lực, nâng tổng diện tích đến năm 2030 lên 30.000 ha, tương ứng gieo trồng 95.500 ha, tổng sản lượng 3,8 - 4 triệu tấn. Trong đó phát triển 10 vùng sản xuất rau công nghệ cao 10.000 ha, giá trị bình quân trên 900 triệu đồng/ha/năm. Với cây hoa khoảng 4.000 ha, gieo trồng đạt 14.500 ha, sản lượng 5,4 tỷ cành và 500 triệu chậu. Diện tích hoa công nghệ cao trên 95%; xây dựng 5 vùng sản xuất hoa hơn 2.500 ha gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, giá trị sản xuất trên 3,7 tỷ đồng/ha/năm. Với cây cà phê chuyển đổi nguồn giống chất lượng cao kết hợp tái canh, ghép cải tạo 42.000 - 45.000 ha, phát triển 3.200 ha cà phê Typica, Bourbon, Moka, THA 1, tăng diện tích lên 15.000 ha. Riêng diện tích cà phê vối ổn định 150.000 ha, trong đó ứng dụng công nghệ cao 34.400 ha; công nhận 5 vùng cà phê công nghệ cao 1.370 ha; mở rộng canh tác cà phê theo tiêu chuẩn bền vững UTZ, 4C, rainforest, hữu cơ, trồng xen cây ăn quả, cây đa mục đích đạt 50% diện tích che bóng; giá trị bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.
• VÙNG NGUYÊN LIỆU TẬP TRUNG GẮN VỚI CHẾ BIẾN
Ngoài ra, toàn tỉnh đến năm 2030 với cây chè ổn định khoảng 8.000 ha, chuyển đổi khoảng 2.000 ha chè hạt, chè già cỗi tại huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc sang chè cành (1.500 ha) và chè Ô long (500 ha); nâng tỷ lệ diện tích chè chất lượng cao lên 50%, sản lượng 121.300 tấn/năm. Diện tích áp dụng quy trình sản xuất an toàn VietGAP, GlobalGAP đạt 2.400 ha; chè hữu cơ 500 ha; chè ứng dụng công nghệ cao 7.600 ha và công nhận 2 vùng sản xuất chè ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên 600 ha. Cây ăn quả xen canh 30.600 ha và trồng thuần 20.400 ha; tổng sản lượng 633.500 tấn; phát triển 12.000 ha công nghệ cao; 10.000 ha cấp mã số vùng trồng; sản lượng tiêu thụ qua chuỗi đạt ít nhất 60%; giá trị sản xuất trên 300 triệu đồng/ha/năm...
Từ những cây trồng chủ lực ổn định diện tích và quy trình canh tác đến năm 2030, toàn tỉnh xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm với 3 tiểu vùng chính trên địa bàn. Tiểu vùng I, phát triển rau, hoa, cà phê chè, chanh dây, dâu tây, hồng ăn trái, Atiso, dược liệu công nghệ cao gắn với du lịch canh nông tại TP Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và một phần huyện Lâm Hà (thị trấn Nam Ban, các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). Tiểu vùng II gồm cà phê, dâu tằm, sầu riêng, bơ, chuối Laba, chanh dây và cây dược liệu công nghệ cao thuộc địa bàn các huyện Di Linh, Lâm Hà (thị trấn Đinh Văn, các xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Văn, Tân Hà, Liên Hà, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Tân Thanh), huyện Đam Rông. Và tiểu vùng III thuộc TP Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên phát triển cây sầu riêng, măng cụt, mít, dâu tằm, điều, lúa chất lượng cao, cà phê, chè theo quy trình hữu cơ, tuần hoàn để nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu...
https://baolamdong.vn/
Các tin khác
- Hội thảo tổng kết mô hình Phòng trừ tổng hợp bệnh virus sọc thân (TSWV) hại hoa cúc tại Đà Lạt - 02/12/2019
- Danh sách các cơ sở SXKD giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 23/08/2018
- Đạ Huoai: Hàng trăm ha sầu riêng thiếu nước do khô hạn kéo dài - 24/04/2024
- Bảng tổng hợp 285 cơ sở SXKD giống cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh - 29/12/2019
- Hội nghị tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - 01/11/2019
- Hội thảo Phát triển sản xuất, chế biến và kết nối tiêu thụ dược liệu tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2023
- Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, về việc Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT. - 08/03/2018
- Tăng cường công tác hướng dẫn, quản lý trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê - 25/11/2019
- Phát triển Du lịch gắn với nông nghiệp bền vững - thực trạng và giải pháp tại Lâm Đồng - 30/05/2018
- Tăng năng lực xuất khẩu cho nông sản Lâm Đồng - 22/04/2024
- HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH - 11/01/2022
- Hội nghị “đánh giá công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019” - 31/10/2019
- Hội thảo "Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt" - 11/10/2017
- Nâng cao Chỉ số PCI và PGI trên lĩnh vực nông nghiệp - 16/07/2024
- Tình hình sản xuất cây dứa tại Công ty TNHH Lê Dương - 12/09/2018
- Lo ngại xây dựng trái phép, Đà Lạt dừng phát triển du lịch canh nông - 21/09/2020
- Hội nghị “Đánh giá thực trạng và bàn các giải pháp quản lý sản xuất, kiểm soát bệnh xoăn lá virus trên cây rau họ cà tại Lâm Đồng” - 10/06/2017
- Đăng ký danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 112/NQ-HĐND - 18/01/2019
- Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt sản xuất nhiều giống cây trầu bà (Calathea spp.) mới - 09/07/2018
- KẾT QUẢ THỰC HIỆN TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2021 - 03/12/2021