Tình hình sản xuất hoa lan Hồ điệp tại công ty TNHH TM & DV Trường Hoàng
- Được viết: 02-10-2019 16:03
Công ty TNHH TM & DV Trường Hoàng được thành lập năm 2009. Công ty có 6ha (thị trấn Liên Nghĩa 0,2 ha, xã Hiệp An 2,2 ha của huyện Đức Trọng và 3,6 ha tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương), 100% diện tích sản xuất theo công nghệ cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, công ty đã đầu tư hệ thống nhà kính tự động bằng các thiết bị được nhập khẩu từ Hà Lan và do các chuyên gia của nước này lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật vận hành…
Hằng năm công ty nhập khẩu từ 1,3 – 1,5 triệu cây giống hoa lan Hồ điệp (trong 9 tháng đầu năm 2019 công ty nhập khẩu 1,2 triệu cây) từ nước Đài Loan. Hiện nay, công ty đang sản xuất khoảng 100 chủng loại hoa lan Hồ điệp với đa dạng chủng gồm nhiều màu sắc như trắng; trắng lưỡi đỏ; hồng; tím; đỏ ớt tím; vàng hoa mai; mãn thiên hồng; hồng; vàng xanh; vàng chanh; vàng cao; vàng “fullersunset”; tím đột biến; tím đột biến chấm bi; đột biến chấm bi tím; đột biến sọc tím; trắng đột biến viền cánh hồng… Đa số các cành nở từ 8-10 tai hoa, một số cành có 12 tai hoa. Trong đó, một số loại giống có thể trổ 2-3 lần hoa/năm.
Theo bà Bùi Thị Sim – Giám đốc công ty cho biết lúc đầu nhập cây giống hoa lan Hồ điệp về trồng tại Lâm Đồng công ty đã mời chuyên gia người Đài Loan có kinh nghiệm lâu năm về sản xuất hoa hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho nhân viên công ty. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng loại hoa đòi hỏi các yêu cầu sinh thái khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, môi trường thích hợp thì cây mới ra hoa. Do vậy, các chủng loại hoa được mã hóa theo đơn vị cung ứng. Hoa sản xuất tại công ty chất lượng cao, đa dạng màu sắc và độ bền kéo dài. Thời gian từ khi nở bông đến khi hoa tàn kéo dài từ 1,5 -2 tháng. Đặc biệt một số giống có thể kéo dài 3 tháng trong điều kiện mát mẻ như thành phố Đà Lạt, thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
Hình ảnh một số giống hoa lan Hồ điệp
Tím đột biến Đột biến chấm bi tím
Đột biến sọc tím Trắng đột biến viền cánh hồng
Vũ Đức Cường
Các tin khác
- Tin bài hướng dẫn thu hoạch, bảo quản và chăm sóc cây cà phê giai đoạn sau thu hoạch - 11/11/2020
- Phục hồi vườn hồ tiêu sinh trưởng kém - 01/11/2019
- HƯỚNG DẪN THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2021-2022 - 03/12/2021
- Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 Về cơ chế chính sách trong quản lý phân bón và nhập khẩu giống cây trồng - 18/01/2018
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng và công bố mã hồ sơ đối với thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam - 05/03/2015
- Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng – dấu ấn của sự phát triển - 17/12/2017
- Hội thảo Phát triển sản xuất, chế biến và kết nối tiêu thụ dược liệu tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2023
- Hội nghị “đánh giá công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019” - 31/10/2019
- Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp - 25/04/2024
- Một số quy định trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng - 06/05/2021
- Kế hoạch ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2023 lĩnh vực Trồng trọt và BVTV - 08/08/2022
- Tập huấn Kiểm định giống và phương pháp lây mẫu hạt giống cây ngắn ngày - 04/11/2019
- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 03/12/2021
- Đăng ký danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 112/NQ-HĐND - 18/01/2019
- Khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT-IPM) trên cây lúa - 06/10/2020
- Hội nghị “Đánh giá thực trạng và bàn các giải pháp quản lý sản xuất, kiểm soát bệnh xoăn lá virus trên cây rau họ cà tại Lâm Đồng” - 10/06/2017
- Hội thảo về nông nghiệp thông minh diễn ra tại Đà Lạt từ 21 - 22/8 - 19/08/2015
- Bọ xít đen hại lúa - 10/09/2014
- Hội nghị Các giải pháp tăng cường công tác quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2013 - 22/12/2013
- Câu cấu bùng phát trên cà phê - 31/07/2013