Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn
- Được viết: 10-09-2014 08:55
Điển hình tại huyện Yên Lạc, từ đầu tháng 8 đến nay liên tục có những cơn mưa to và gió mạnh làm lá lúa va đập vào nhau tạo ra các vết thương cơ giới.
Kết hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ luôn trong ngưỡng 27 -35 độ C là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh dễ dàng xâm nhập gây hại, đặc biệt là bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (ĐSVK) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng hạt lúa sau này.
Theo điều tra và bám sát đồng ruộng của Trạm BVTV huyện Yên Lạc, bệnh ĐSVK bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, kết hợp các điều kiện mưa nắng nóng xen kẽ đã khiến bệnh phát sinh và lây lan rất nhanh.
Các xã có diện tích bị nhiễm nặng gồm Tam Hồng, Tề Lỗ, Đồng Văn, Trung Nguyên, Yên Phương… tập trung trên các diện tích cấy các giống nhiễm (Vũ Di 3, KD18, HT1) và các ruộng bón thừa đạm, bón phân không cân đối.
Triệu chứng gây hại là những vết đốm sọc trên lá lúa, có thể ở chóp lá, mép lá hoặc trên phiến lá, lúc đầu vết bệnh có màu lục, trong mờ, ranh giới rõ và gợn sau đó có màu nâu thẫm, rồi chuyển sang màu vàng đỏ.
Khi bệnh nặng, các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau trên phiến lá, làm cho lá bị vàng và khô, nhìn toàn ruộng có màu vàng đỏ và có thể dễ dàng nhìn thấy các giọt dịch vi khuẩn màu nâu vàng ở mặt dưới lá trên những đốm sọc.
Trước tình hình trên, UBND huyện đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh ĐSVK.
Với sự tham mưu của Phòng NN-PTNT, Trạm BVTV và qua những thí nghiệm thực tế cũng như sự đánh giá cao của nông dân khi sử dụng thuốc phòng trừ bệnh vi khuẩn thế hệ mới (Totan 200 WP), huyện đã trích quỹ dự phòng mua sản phẩm Totan 200 WP của Cty CP BVTV An Giang để phòng trừ bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các xã có tỷ lệ nhiễm bệnh cao.
Ngoài sự hỗ trợ của UBND huyện, một số bà con tại thôn Trại Lớn, xã Tam Hồng đã được các kỹ sư của Cty CP BVTV An Giang về điều tra sâu bệnh và cho thuốc để phun trình diễn, giúp ngăn chặn kịp thời sự phát triển của bệnh.
Totan 200 WP là thuốc đặc trị vi khuẩn thế hệ mới với hoạt chất tiên tiến Pronopol do Cty CP BVTV An Giang phân phối có hiệu lực cao để phòng trừ bệnh. Khi cây lúa bị nhiễm bệnh thường sức chống chịu rất yếu với điều kiện ngoại cảnh và các bệnh khác như khô vằn, vàng lá… nên việc hỗn hợp Totan 200 WP với Tilt Super 300 EC hay Amistar Top 325 SC được cho là một giải pháp hữu hiệu để phòng trừ ĐSVK và các loại bệnh chính trên cây lúa. |
Chị Phạm Thị Xinh - thôn Trại Lớn, xã Tam Hồng cho biết: “Do ruộng nhà tôi mới chớm xuất hiện bệnh nên các kỹ sư đã cho 1 gói thuốc Totan 200 WP và trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật phun, toàn bộ diện tích lúa trước đây bị nhiễm ĐSVK đã dừng bệnh sau phun 5 ngày, đồng thời những lá còn khỏe mạnh thì không bị lây nhiễm nữa”.
Chị Nguyễn Thị Đô có ruộng bên cạnh cũng chia sẻ: “Do không thăm ruộng thường xuyên nên lúa nhà tôi bị nhiễm ĐSVK rất nặng, nhìn từ xa ruộng lúa có một màu vàng đỏ, tưởng chừng như không thể cứu chữa được.
Tôi được hướng dẫn sử dụng 1 gói Totan 200WP + 1 cốc Tilt Super hòa cho 15 lít nước phun ướt đều tán lá, sau đó 3 ngày đánh lại một lần nữa với công thức như trên và kết quả là 5 ngày sau khi phun lần 2, toàn bộ phần lá bị bệnh trước đây đã dừng bệnh, các lá mới ra không bị nhiễm bệnh nữa. Tôi rất vui khi ruộng lúa nhà mình được cứu kịp thời”.
Sau khi thấy được hiệu quả của Totan 200WP, các hộ nông dân có diện tích bị nhiễm bệnh ĐSVK trên địa bàn huyện cũng đã nhanh chóng đến các cửa hàng có bán sản phẩm Totan 200WP và mua về phun phòng trừ ngay cho ruộng lúa của mình.
Chị Phạm Thị Hồng, thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng cho biết: “Ruộng nhà tôi chớm bị bệnh ĐSVK nên tôi liền ra đại lý mua ngay thuốc Totan 200 WP về để phun. Phun xong, sau 3 hôm tôi thấy bệnh không còn phát triển hay lan sang các lá khác nữa, hôm rồi có cơn mưa dông to nên tôi lại đi mua thêm Totan 200 WP về để chủ động phun phòng ngay cho các ruộng có nguy cơ bị bệnh”.
Việt Hà (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Các tin khác
- Ka Ðô: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại - 25/03/2024
- Hội nghị Triển khai công tác quản lý vật tư nông nghiệp năm 2018 - 12/04/2018
- Lúa GlobalGAP - 25/06/2014
- Hội nghị công chức, viên chức Chi cục Trồng trọt và BVTV năm 2023 - 19/01/2024
- Đặc điểm một số giống cà phê chè trồng tại Lâm Đồng - 09/10/2019
- Hội thảo "Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam" - 10/12/2017
- Tình hình canh tác cây bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 11/12/2020
- Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa invitro - 23/08/2018
- Một số quy định trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng - 06/05/2021
- Đánh tráo giống cà chua - 25/07/2013
- Lâm Đồng công nhận nguồn giống cây cà phê đầu dòng Xanh lùn (TS5) - 11/06/2018
- Trồng điều, tiền đầy túi! - 22/08/2014
- Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng - 27/03/2020
- Khắc phục hiện tượng sốc nhiệt cây cà phê - 01/11/2019
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại xã Ka Đô huyện Đơn Dương - 13/10/2018
- Bốn điểm sáng xây dựng nông thôn mới tại Lâm Đồng - 20/02/2014
- Tình hình canh tác cây bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021 - 08/12/2021
- Lại đổ xô trồng chanh dây - 25/06/2014
- Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 Về cơ chế chính sách trong quản lý phân bón và nhập khẩu giống cây trồng - 18/01/2018
- Lâm Đồng và Hà Nam hợp tác nông nghiệp CNC giai đoạn 2015–2020 - 18/08/2015