Bọ xít đen hại lúa
- Được viết: 10-09-2014 08:44
Bọ xít đen (Black rice bug) là loại dịch hại ít quan trọng ở Việt Nam. Theo ghi nhận, bọ xít đen đơi khi xuất hiện và gây hại trong vụ HT vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.
Bọ xít đen có tên khoa học: Scotinophora sp, thuộc bộ Hemiptera, họ Pentatomidae.
Thiệt hại
Ở Việt Nam, bọ xít đen là dịch hại tương đối ít phổ biến và ít gây hại quan trọng, có thể do vậy mà ít có báo cáo khoa học về dịch hại này. Ở miền Bắc, bọ xít thấy xuất hiện ở các vùng bán sơn địa như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hòa Bình, Điện Biên…
Ngược lại, ở miền Nam bọ xít xuất hiện và gây hại gần vùng đầm lầy Đồng Tháp Mười như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, nhưng mật số nhìn chung tương đối thấp và ít gây hại cho lúa.
Theo ghi nhận bọ xít đen ít khi xuất hiện trong vụ ĐX (từ tháng 11 đến tháng 3), nhưng phổ biến hơn trong vụ HT (tháng 4 đến tháng 8) do thời tiết nóng, ẩm, mưa nắng xen kẽ. Bọ xít đen thường gây hại trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến làm đòng, trổ (hiếm).
Ruộng khô hạn bọ xít gây hại nặng hơn ruộng có nước, ruộng sạ dầy bị hại nặng hơn ruộng sạ thưa, giống dài ngày bị hại nặng hơn giống ngắn ngày. Ngoài lúa, bọ xít đen còn ghi nhận gây hại trên bắp, cỏ dại như lác hến (Scirpus grossus, L), cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma, Gilliand).
Đặc điểm sinh học
Tại Việt Nam, theo chuyên gia BVTV Nguyễn Mạnh Chinh, vòng đời bọ xít đen trung bình 50 - 60 ngày, trong đó giai đoạn trứng từ 4 - 7 ngày, bọ non 40 - 45 ngày, trưởng thành đến đẻ trứng 10 - 15 ngày. Mỗi con cái đẻ khoảng 200 trứng. Trứng được đẻ thành từng ổ 10 - 15 trứng, xếp thành hàng dọc theo gân lá gần mặt nước.
Ấu trùng mới nở có màu đỏ nâu, dạng giống trưởng thành, không cánh, trên lưng có những chấm đen. Ấu trùng khi nở thành từng đàn, di chuyển xuống gốc lúa, ban đêm bọ xít có khuynh hướng di chuyển lên trên.
Bọ xít có 5 tuổi, trưởng thành có màu đen, dạng lục giác, dài khoảng 7 - 8 mm, hai bên đốt ngực có gai nhọn. Bọ xít non và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lúa vàng, héo, cây thấp lùn, đẻ nhánh kém, trổ bông kém, hạt bị lép, lửng, nếu mật số cao có thể gây cháy cục bộ như ghi nhận ở Tiền Giang và Long An khoảng năm 1999 - 2000. Trưởng thành thích ánh sáng đèn.
Trong điều kiện ruộng khô hay mùa đông, bọ trưởng thành trú ẩn trong các khe nứt trong đất hay các bờ cỏ ven ruộng lúa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ di chuyển đến ruộng lúa và gây hại.
Thiên địch
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Chinh, thiên địch của bọ xít đen là các loài ong ký sinh trứng như Telenomus triptus, Nixon, Microphanurus artabazus, Nixon, bọ ngựa (Raying mantis), nấm ký sinh (Paecilomyces farinosus) và ếch, nhái… ăn bọ non và trưởng thành.
Phòng trừ
Có thể áp dụng các biện pháp tổng hợp như sau:
(1) Làm sạch cỏ dại trong ruộng và các bờ bao chung quanh.
(2) Sạ, cấy với mật số vừa phải, không sạ, cấy dầy.
(3) Bón phân cân đối, hợp lý. Ở miền Nam nông dân có kinh nghiệm thường bón Ni-Ca, liều lượng: 15 - 20 kg/ha, vào giai đoạn 40 - 45 ngày sau sạ, giúp lúa cứng cáp, khoẻ mạnh, hạn chế đựơc sâu, bệnh phá hại.
(4) Khi phát hiện có bọ xít xuất hiện, không để ruộng khô và nếu bọ xuất hiện với mật số cao (5 con/bụi) phải phun thuốc trừ sâu.
(5) Thuốc trừ sâu: Kinh nghiệm nông dân ở Tiền Giang và Long An cho thấy nếu cần phòng trừ nên dùng các loại thuốc trừ sâu có tính tiếp xúc, vị độc và xông hơi mạnh, hướng vòi phun vào sát gốc lúa, phun vào lúc trời mát, trường hợp ruộng quá dầy, nếu có thể nên cho nước vào ruộng để bọ xít di chuyển lên trên rối mới phun thuốc sẽ hiệu quả hơn.
Về thuốc BVTV có thể tham khảo sử dụng như sau (ở Tiền Giang, Long An):
a. Sairifos 585 EC (Chlorpyrifos ethyl 53,0% + Cypermethrine 5,5%), liều dùng 0,5 - 0,6 lít/ha.
b. Sago supe 20EC (Chlorpyrifos methyl), liều dùng 1 lít /ha.
c. Ở miền Bắc, kinh nghiệm nông dân sử dụng Sapen alpha 5EC (Alpha cypermethrine) liều 0,2 - 0,4 lít/ha pha với dầu khoáng SK Enspray 99EC (Petroleum spray oil 99%) liều 0,2 - 0,3% cho thấy hiệu quả trừ bọ xít kéo dài hơn (Đoàn Công Đỉnh, Trung tâm BVTV phía Bắc).
Chú ý: Sau khi phun không để ruộng khô.
ThS NGUYỄN TRÚC LINH - ThS HUỲNH KIM NGỌC (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Các tin khác
- Đăng ký danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 112/NQ-HĐND - 18/01/2019
- Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm - 08/05/2020
- Thông báo các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định - 05/07/2017
- Cấp chứng nhận nhãn hiệu 'Hoa Đà Lạt' - 29/11/2013
- Kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp tại các mô hình du lịch canh nông của tỉnh Lâm Đồng 9 tháng đầu năm 2019 - 01/10/2019
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở - 14/10/2019
- Thực trạng ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản hoa Cúc cắt cành - 25/10/2019
- Chăm sóc hoa lay ơn như thế nào để vui đón Tết? - 18/11/2019
- Bốn điểm sáng xây dựng nông thôn mới tại Lâm Đồng - 20/02/2014
- Kết quả khảo sát các giống khoai tây nhập khẩu từ Hunggari - 30/03/2018
- Hội nghị Triển khai công tác quản lý vật tư nông nghiệp năm 2018 - 12/04/2018
- Tình hình sản xuất hoa cúc xuất khẩu tại công ty TNHH Trang trại Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Việt - 27/04/2020
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022” - 19/08/2022
- Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng – dấu ấn của sự phát triển - 17/12/2017
- Hội nghị tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - 01/11/2019
- Hội nghị “đánh giá công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019” - 31/10/2019
- Mưa đá gây thiệt hại lớn ở Đơn Dương - 16/07/2013
- Nông dân Lâm Hà vững vàng làm kinh tế giỏi - 14/08/2024
- Tình hình sản xuất cây chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 27/01/2022
- Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 Về cơ chế chính sách trong quản lý phân bón và nhập khẩu giống cây trồng - 18/01/2018