Hội thảo "Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt"
- Được viết: 11-10-2017 09:17
Hội thảo "Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt"
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai nên thành phố Đà Lạt và một số huyện phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng sản xuất được khoai tây quanh năm, với diện tích từ 1.350 - 1.600 ha/năm, năng suất trung bình đạt từ 21 - 25 tấn/ha, sản lượng từ 30.000 - 34.000 tấn.
Nhằm phát huy thế mạnh và tạo sự chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng và hiệu quả của cây khoai tây trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngày 10/10/2017, tại Hội trường Chi cục Trồng trọt & BVTV, Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng tổ chức Hội thảo “Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt”.
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Khoa học & CN; Hội Nông dân tỉnh; Trường Đại học Đà Lạt; các cơ quan, đơn vị trong ngành nông nghiệp tỉnh và các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, thành phố Đà Lạt, cùng gần 50 đại biểu đến từ các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống, sản phẩm khoai tây hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các phóng viên Đài TT-TH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng, Báo Tuổi trẻ, Báo Sài Gòn Giải phóng về dự và đưa tin.
Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng chủ trì buổi Hội thảo.
Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Phương Loan - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV, thông qua báo cáo “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại Lâm Đồng”.
Hội nghị dành nhiều thời gian để các đại biểu báo cáo tham luận, thảo luận và đề ra các giải pháp trong công tác quản lý, nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ khoai tây trong thời gian tới.
Từ thực trạng công tác nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ khoai tây tại Lâm Đồng trong thời gian qua và các ý kiến tham luận của đại biểu, ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV kết luận: Để công tác sản xuất khoai tây tại Lâm Đồng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành ở tỉnh, địa phương, các doanh nghiệp, người sản xuất và thực hiện tốt một số nội dung như sau:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và địa phương: Tiếp tục rà soát, quy hoạch vùng sản xuất khoai tây tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và mở rộng sản xuất tại một số vùng ở huyện Lâm Hà, Dinh Linh. Đề xuất chính sách để các doanh nghiệp mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đối với nông dân thông qua Tổ hợp tác, Hợp tác xã, nhằm giảm giá thành, tăng giá trị để khắc phục tình trạng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và gia tăng diện tích sản xuất trong vụ Xuân Hè, Hè Thu. Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm khoai tây Lâm Đồng; quản lý chặt chẽ khoai tây nhập khẩu, sản phẩm giả thương hiệu khoai tây Đà Lạt; từng bước ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo uy tín, nâng cao giá trị của sản phẩm khoai tây Lâm Đồng.
- Đối với các đơn vị nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Việt Nam, Công ty TNHH Fesh Studio, Công ty Orion tại Lâm Đồng… tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm giống nhập nội để tăng chủng loại giống cho sản xuất tại địa phương, phục vụ chế biến và ăn tươi. Chú trọng khâu sản xuất giống tại Lâm Đồng, để giảm thiểu lượng giống nhập khẩu hàng năm. Trường Đại học Đà Lạt tiếp tục thực hiện Đề tài bảo quản khoai tây.
- Về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tập đoàn Hùng Hậu cần có kế hoạch sớm triển khai việc hợp tác tiêu thụ 5.000 tấn khoai tây Lâm Đồng. Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Việt Nam, Công ty TNHH Fesh Studio, Công ty Orion cần có chính sách giá linh hoạt để đảm bảo lợi ích trong sản xuất cho nông dân và mở rộng liên kết sản xuất bền vững.
- Hội Nông dân các cấp: Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân liên kết sản xuất và hình thành các Tổ, Hội, Hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với nông dân: Tham gia vào Tổ hợp tác, Hợp tác xã và chuỗi liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất đúng quy trình, ổn định kế hoạch canh tác theo hợp đồng, quy hoạch của địa phương.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV: Chủ trì Hội thảo
Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV, thông qua báo cáo "Thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại Lâm Đồng"
Ông Đỗ Minh Ngọc - Phó Giám đốc Sở Khoa học & CN: Phát biểu ý kiến
Bà Nguyễn Thị Tường Vy - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Phát biểu ý kiến
Toàn cảnh Hội nghị
Phòng Hành chính Tổng hợp
Các tin khác
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại xã Ka Đô huyện Đơn Dương - 13/10/2018
- Bơ 034 được mùa nhưng giá rẻ và khó tiêu thụ - 19/06/2024
- Tăng vượt trội lợi nhuận từ “3 cây liên kết” - 14/06/2024
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại thôn TaLy 2 xã Ka Đô huyện Đơn Dương - 26/09/2019
- Hội thảo tổng kết mô hình Phòng trừ tổng hợp bệnh virus sọc thân (TSWV) hại hoa cúc tại Đà Lạt - 02/12/2019
- Hội nghị “đánh giá công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019” - 31/10/2019
- Quản lý chất lượng giống cây trồng để tạo ra sản phẩm có giá trị - 20/08/2021
- Thông báo các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định - 05/07/2017
- Hội thảo “Sản xuất cây giống họ cà sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn cơ sở xuất vườn” - 25/09/2018
- Danh sách 278 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2018 - 14/07/2018
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 12/07/2017
- Quyết định Công nhận vườn cây sầu riêng đầu dòng - 14/10/2018
- Tình hình canh tác cây bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021 - 08/12/2021
- Công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại một số công ty nhập khẩu giống hoa phục vụ tết Nguyên Đán 2018 - 15/02/2018
- Hội nghị tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - 01/11/2019
- Bế giảng lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc Bảo vệ thực vật năm 2013 - 17/06/2013
- Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn - 10/09/2014
- Rầy nâu hoành hành - 18/08/2015
- Thông báo mở lớp tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón (đợt 2) - 21/08/2019
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” - 15/03/2024