Hội thảo ứng dụng công nghệ IOT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Được viết: 28-03-2018 11:24
Hội thảo ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Tỉnh Lâm Đồng hiện có 51.799 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó cây rau có diện tích 18.968 ha, cây hoa 3.623,8 ha, cây chè 6.335 ha, cây cà phê 19.884,9 ha. Các công nghệ được áp dụng trong sản xuất như: nhà kính 4.041 ha, nhà lưới 1.037 ha; công nghệ tưới kết hợp bón phân tự động 25.688 ha; thủy canh 20 ha; trên 60 ha ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, bán tự động về nhiệt độ, độ ẩm, ….
Đến nay, toàn tỉnh có 08 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; 15 doanh nghiệp, cơ sở ứng dụng công nghệ thông minh (IoT) vào sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao: Giảm nhân công lao động, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm đồng thời góp phần vào hiện đại hóa khâu sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc ứng dụng IoT vẫn gặp một số khó khăn như chi phí đầu tư cao, chưa phát huy hết công năng của các trang thiết bị đầu tư. Việc thiết lập, sử dụng trong quản quản lý theo chuỗi (Sản xuất, cung ứng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, …) chưa được các doanh nghiệp cung ứng IoT phát triển để lập trình mới đưa vào ứng dụng. Người quản lý, vận hành công nghệ IoT tại các Farm chưa được đào tạo chuyên sâu ảnh hưởng đến hoạt động của công nghệ,...
Sáng ngày 28/3/2018, Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ điện tử Viễn Thông (ELCOM) tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”.
Tham dự hội thảo có hơn 40 đại biểu đến từ Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Phòng Kinh tề Đà Lạt, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Hội thảo đã nghe báo cáo tình hình ứng dụng IoT tại tỉnh Lâm Đồng; Giới thiệu tổng quan về Nông nghiệp 4.0 và khả năng ứng dụng tại Việt Nam, giải pháp eFarm, một nền tảng được phát triển trên công nghệ điện toán đám mây, cho phép quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng nông nghiệp từ nông trại tới bàn ăn, đáp ứng bài toán tối ưu hóa công tác quản lý, kết nối, tương tác từ Con người - Quy trình - Dữ liệu - Thiết bị thông minh trong cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0. Nếu như phần lõi của giải pháp eFarm tập trung vào các chức năng quản lý nông trại như: Lập kế hoạch sản xuất, nhật ký sản xuất, quản lý sản phẩm, quản lý kho vật tư, quản lý tài nguyên, quản lý chi phí/tài chính, quản lý nhân công, quản lý giám sát dịch bệnh, phân tích dự báo, kết nối các thiết bị IoT, nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm bao gồm sản xuất, đóng gói, truy xuất nguồn gốc theo mã QRcode, thì các phần còn lại trong hệ sinh thái eFarm tập trung vào các công tác giải quyết bài toán quy mô sản xuất, từ mô hình một farm đến nhiều farm, mô hình một cấp quản lý tới nhiều cấp, nhiều người dùng, nhiều đối tượng trong một hệ thống doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, eFarm cũng tạo ra các công cụ giúp các bên tham gia chuỗi cung ứng dự báo trước được sản lượng, sản phẩm và kế hoạch thu mua tương đối chính xác trên nền tảng dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Cuối cùng eFarm mang tới một ứng dụng mạng xã hội nông nghiệp, kết nối nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý, thương nhân qua Smartphone tạo ra cộng đồng chia sẻ dữ liệu, trao đổi, giải quyết các vấn đề nông nghiệp. Có thể nói eFarm là một nền tảng tổng thể giải quyết đầy đủ các yêu cầu quản lý cho bài toán nông nghiệp 4.0 mang lại giá trị cao cho cộng đồng nông nghiệp hiện tại.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng: Phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Đào Văn Toàn - Phó Chi cục trưởng: Giới thiệu tình hình ứng dụng IOT tại tỉnh Lâm Đồng
Đại diện Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Elcom) giới thiệu về ứng dụng IOT trong sản xuất
Toàn cảnh Hội thảo
Phòng Hành chính Tổng hợp
Các tin khác
- Qui trình sản xuất hoa cúc tại Công ty TNHH Dâu tươi Khanh Bích - 29/03/2018
- Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá - 18/11/2019
- Bệnh "nan y" trên sắn - 06/11/2014
- Bế giảng lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc Bảo vệ thực vật năm 2013 - 17/06/2013
- Trồng điều, tiền đầy túi! - 22/08/2014
- Xây dựng thương hiệu từ "gốc" - 03/05/2018
- Cây mâm xôi đen tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Organic Minh Thọ - 03/04/2020
- Triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Trồng trọt - 09/06/2021
- Câu cấu bùng phát trên cà phê - 31/07/2013
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở tại Lâm Đồng - 21/04/2020
- Hướng dẫn Danh mục giống cây trồng sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi năm 2019 - 22/03/2019
- Đạ Huoai: Hàng trăm ha sầu riêng thiếu nước do khô hạn kéo dài - 24/04/2024
- Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2015 - 06/01/2015
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên chè tại thành phố Bảo Lộc - 16/09/2018
- HƯỚNG DẪN THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2021-2022 - 03/12/2021
- Hội nghị “Đánh giá thực trạng và bàn các giải pháp quản lý sản xuất, kiểm soát bệnh xoăn lá virus trên cây rau họ cà tại Lâm Đồng” - 10/06/2017
- Tình hình thực hiện chuyển đổi giống cây trồng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 10/12/2024
- Tình hình sản xuất cây chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 27/01/2022
- Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn - 10/09/2014
- Bốn điểm sáng xây dựng nông thôn mới tại Lâm Đồng - 20/02/2014