Thống kê truy cập

4599917
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
487
17544
94876
4599917

Tình hình thực hiện chuyển đổi giống cây trồng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

      Công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng năm 2024 đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành, tạo những bước phát triển tích cực ở nhiều mặt, cơ bản đã đạt được mục tiêu tăng năng suất, sản lượng; nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

     Toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi, trồng mới 17.717,2 ha (đạt 106,99% KH), gồm: trồng tái canh, ghép cải tạo cà phê 6.118,5 ha, trồng mới 1.497,2 ha; chuyển đổi cây trồng trên đất điều 871,2 ha; chuyển đổi cây trồng trên đất lúa 1.562,9 ha và chuyển đổi, trồng mới cây trồng khác 7.667,4 ha. Cụ thể như:

     - Thực hiện tái canh, ghép cải tạo cà phê 6.118,5 ha (đạt 81,36% KH), trong đó: trồng tái canh cà phê vối 3.075,7 ha, trồng tái canh cà phê chè 60 ha, ghép cải tạo 2.982,8 ha; trồng mới 1.497,2 ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đam Rông, Đức Trọng, Bảo Lộc.

     - Chuyển đổi cây trồng trên đất điều 871,2 ha (đạt 77,86% KH); chủ yếu là cây ăn quả tại huyện Đạ Huoai và huyện Đam Rông có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi, cam, mít,...

     - Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa được triển khai đảm bảo mùa vụ sản xuất, phù hợp với định hướng chung của tỉnh. Năm 2024 toàn tỉnh đã chuyển đổi được 1.562,9 ha (đạt 90,03% KH), trong đó: cây ngô 887,9 ha, rau các loại 317 ha, dưa hấu 235 ha, đậu các loại 42 ha, cây khác 39 ha, dâu tằm 19 ha, cỏ chăn nuôi 12 ha, hoa các loại 06 ha, khoai lang 05 ha. Hiệu quả kinh tế chuyển đổi sang trồng rau, đậu các loại tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà mang lại hiệu quả kinh tế cao với doanh thu cao gấp 3 - 4 lần/năm so với trồng lúa; tại huyện Đạ Huoai chuyển sang cây ngô, rau, dưa hấu cho doanh thu cao gấp 2 - 3 lần/năm. Đối với chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm (dâu tằm,...) giai đoạn kinh doanh ổn định cho doanh thu cao gấp 1,5 - 2 lần/năm so với trồng lúa.

- Chuyển đổi cây trồng khác 7.667,4 ha (đạt 123,96% KH), trồng mới 6.213,5 ha, chuyển đổi giống 1.453,9 ha, trong đó: 374,7 ha chuyển đổi chè hạt, chè cành già cỗi sang trồng chè chất lượng cao chủ yếu tại Bảo Lâm, Bảo Lộc; 113 ha cây tiêu tại  Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông; 869,9 ha cây dâu tằm tại Đam Rông, Đạ Huoai, Lâm Hà, Bảo Lâm, Bảo Lộc; 3.996,9 ha cây ăn quả tại 0 huyện và thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt; 6,6 ha cây ca cao tại Đạ Huoai; cây cao su 144,6 ha tại Đạ Huoai; 1.533,3 ha cây mắc ca tại Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm; 25 ha cây chanh dây tại Bảo Lâm, Đức Trọng./.

Hoàng Hữu Chiến - Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng

Các tin khác