Thống kê truy cập

4347269
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1196
18529
54862
4347269

Bệnh "nan y" trên sắn

101 ha sắn ở Đắk Lắk và Phú Yên bị rệp sáp bột hồng gây hại, 333 ha sắn ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Khánh Hòa nhiễm bệnh chổi rồng nhưng chưa có cách phòng trừ...

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị Tổng kết công tác BVTV năm 2014 và kế hoạch 2015 ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên” do Cục BVTV phối hợp Sở NN-PTNT Quảng Nam tổ chức hôm qua 5/11.

Người dân Đắk Lắk tiêu hủy diện tích sắn bị nhiễm bệnh

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị Tổng kết công tác BVTV năm 2014 và kế hoạch 2015 ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên” do Cục BVTV phối hợp Sở NN-PTNT Quảng Nam tổ chức hôm qua 5/11.

DỊCH HẠI CỤC BỘ

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hạ, GĐ Trung tâm BVTV miền Trung cho biết, trong năm 2014 thời tiết diễn biến bất thường, tình hình dịch hại phức tạp như bệnh đạo ôn, chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng… đặc biệt bệnh trắng mía, bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu, thối đỏ lá dừa, rệp sáp bột hồng hại sắn trên diện rộng, gây hại cục bộ uy hiếp SX ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Cụ thể, đối với cây lúa, trong năm 2014 toàn vùng có 7 đối tượng dịch hại phát sinh phổ biến, 15 đối tượng phát sinh cục bộ từng vùng. Tổng diện tích bị nhiễm cả năm là 39.940 ha.

Trong đó, vụ ĐX 20.134 ha, vụ HT - mùa khoảng 17.806 ha. Các đối tượng phát sinh gây hậu phổ biến trong năm gồm rầy nâu, rầy lưng trắng hại 4.742 ha, hại nặng 212 ha; chuột hại 4.985 ha, hại nặng 48,6 ha. Đáng chú ý, có 23.723 ha cà phê, 1.989 ha hồ tiêu, 2.580 ha mía nhiễm sâu bệnh…

Song song với việc chỉ đạo, lực lượng ngành BVTV đã thanh, kiểm tra nhiều đợt, tính đến hết tháng 9/2014, toàn vùng đã tổ chức bình quân 4 - 5 đợt thanh tra/tỉnh. Đã thanh tra 803 lượt/4.4156 cửa hàng, phát hiện 97 trường hợp vi phạm điều lệ quản lý thuốc BVTV, chiếm 12,1% số cửa hàng kiểm tra.

Trong đó chủ yếu là không đủ điều kiện kinh doanh 50 trường hợp, quá hạn sử dụng 10 trường hợp, vi phạm nhãn mác 31 trường hợp và 6 trường hợp vi phạm khác. Hình thức chủ yếu là nhắc nhở, cảnh cáo 24 trường hợp, phạt tiền 56 trường hợp, thu 156 triệu đồng.

Đoàn Kiểm tra của Chi cục BVTV Đắk Nông phát hiện xử lý 61 Cty vi phạm về nhãn thuốc BVTV, phạt tiền 6 Cty với số tiền 60 triệu đồng và phạt cảnh cáo 46 Cty.

VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA?

Ngoài việc xuất hiện bệnh hại hồ tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên thì trong năm nay hầu hết các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên phải đối mặt mới bệnh hại trên cây sắn. Trong đó, rệp sáp bột hồng tấn công nhiều diện tích sắn ở Đắk Lắk gây thiệt nặng nề.

Ông Phan Nhánh, Chi cục BVTV tỉnh Đắk Lắk cho hay, mặc dù cây sắn không đem lại hiệu quả bằng cà phê, hồ tiêu… nhưng đây là cây thoát nghèo cho các huyện còn khó khăn.

Trong những năm gần đây diện tích trồng sắn được nông dân SX ngày càng tăng so với kế hoạch đề ra. Cụ thể năm 2013 là 29.186/24.000 ha; năm 2014 là 30.316/23.225 ha.

Vụ ĐX 2013-2014, tỉnh Đắk Lắk phát hiện rệp sáp bột hồng (tên khoa học Phenacoccus manihoti) hại 95,8 ha sắn, chủ yếu tại huyện Krông Bông, trong đó nhiều diện tích đã phải tiêu hủy.

Theo ông Nhánh, để tiêu diệt loài rệp hại này, ngành BVTV Đắk Lắk vào cuộc điều tra, khoanh vùng sắn bị nhiễm bệnh.

Đối với diện tích sắn chưa đến giai đoạn cho thu hoạch hoặc mới trồng thì dùng kéo hoặc dao sắc nhẹ nhàng cắt ngọn cây bị rệp và bỏ vào bao bóng để đốt. Còn sắn cho thu hoạch thì tiến hành thu gom toàn bộ cây và tàn dư, chất thành đống tiêu hủy ngay tại chỗ không để bệnh lây lan trên diện rộng. Tuyệt đối không sử dụng sắn vùng bị nhiễm bệnh làm hom giống.

“Riêng một số dịch hại nguy hiểm mới xuất hiện như bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng rễ trên hồ tiêu, rệp sáp bột hồng, chổi rồng trên sắn…, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị và giao trách nhiệm cơ quan chức năng để tìm ra phương pháp phòng trị”, ông Trung nói.

Ông Đào Minh Hường, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cho biết, Quảng Ngãi có trên 20.000 ha, trong đó nhiều diện tích sắn bị nhiễm bệnh chổi rồng nhưng vô phương cứu chữa. Tác nhân gây bệnh là Phytoplasma - sinh vật trung gian giữa vi khuẫn và virus nên rất khó phòng trừ, biện pháp chủ yếu là phòng bệnh nhưng chưa có thuốc BVTV đặc hiệu.

"Ngành BVTV có phương pháp điều tra, dự báo sâu bệnh trên cây lúa cơ bản tốt nhưng nhiều cây vẫn... chưa đâu vào đâu. Khi chúng ta dự báo tốt thì người nông dân sẽ chủ động phòng trừ.

Tôi đề xuất với Nhà nước đặt hàng nghiên cứu thuốc BVTV sinh học để bảo vệ môi trường và sức khỏe người sử dụng. Hiện có nông dân đã nghiên cứu được loại thuốc này", ông Hường nói.

Kết luận tại hội nghị, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, cục đang triển khai siết chặt lại công tác phân phối thuốc BVTV, rà soát những nhóm thuốc BVTV gây hại, tiến tới bỏ bớt nhóm này trong danh mục thuốc BVTV.

Đặc biệt, sắp tới Luật Bảo vệ & kiểm dịch thực vật đi vào cuộc sống, ngành BVTV sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn. Về thuốc BVTV sinh học, Viện BVTV đang tập trung nghiên cứu và cho ra mắt một số loại.

Ông Trung đề nghị các địa phương nắm bắt tình hình dịch hại chuyển vụ, lên kế hoạch SX cụ thể, làm tốt các thông báo dự báo sâu bệnh đầu vụ, phân công cán bộ giám sát đồng ruộng, phát hiện và chỉ đạo phòng trừ kịp thời khi có dịch hại còn diện hẹp...

                                                                                       Theo Đắc Thành Báo Nông nghiệp Việt Nam

Các tin khác