Trồng điều, tiền đầy túi!
- Được viết: 22-08-2014 07:27
Hai cha con ông Nguyễn Duy Thanh đang phát hoang cho vườn điều
Chọn cây điều để phát triển kinh tế đã 14 năm, đến nay gia đình ông Nguyễn Duy Thanh (thôn 5, xã Quảng Tín, huyện Đăk Rlấp, Đăk Nông) đã có cho riêng mình một vườn điều rộng 12 ha, hàng năm cho thu nhập cao.
Vào mảnh đất Đăk Nông lập nghiệp từ những năm 2000, sau nhiều đêm đắn đo suy nghĩ, ông Thanh quyết định dốc toàn bộ tài sản bao năm tích góp để mua lại 2 ha đất rẫy làm kinh tế.
Có đất trong tay, ông đi tìm lời giải trồng cây gì và nuôi con gì để có hiệu quả kinh tế. Một lần ghé thăm vườn điều của một người bạn đúng dịp điều đang thu hoạch, nhìn mặt đất la liệt một màu vàng, đỏ của những quả điều chín mọng rụng xuống, ông kết ngay cây điều từ dạo ấy.
Ông cùng hai người con trai Nguyễn Duy Hải, Nguyễn Duy Hùng cần mẫn dọn dẹp đất, bắt tay vào trồng mới 2 ha điều. Những năm đầu, khi vườn điều đang phát triển, chưa cho thu hoạch, để nguồn thu nhập không gián đoạn, ông đã đưa nhiều cây trồng ngắn ngày như khoai mì, đỗ đen, đậu phộng vào xen canh tăng vụ, lấy ngắn nuôi dài.
Sau hơn 4 năm dày công chăm sóc, vườn điều nhà ông cho trái vụ đầu tiên với năng suất khá cao, 2 tấn/ha. Nhờ cần mẫn, kiên trì chịu thương, chịu khó tích góp, có tiền là ông lại mua thêm đất, mở rộng thêm diện tích trồng điều. Đến thời điểm hiện tại diện tích vườn nhà ông đã lên đến 12 ha, trong đó 8 ha điều chuyên canh, còn lại ông xen thêm cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Thanh cho biết: "Nếu nói về hiệu quả kinh tế thì cây điều không quá cao và tạo sự đột biến. Nhưng cây điều lại rất dễ tính, không phải đầu tư, công cán chăm sóc nhiều nên phù hợp với những gia đình neo người như nhà tôi. Bên cạnh đó, việc thu hoạch hàng năm diễn ra rất gọn nhẹ và đơn giản, sản phẩm thu được cũng rất dễ bán nên không phải lo lắng suy nghĩ nhiều".
Bản thân ông Thanh đang là khuyến nông viên cũa xã, cùng với kinh nghiệm hơn 10 năm trồng điều nên ông luôn biết cách làm thế nào để giữ cho vườn điều phát triển tốt và cải thiện năng suất qua từng năm.
Chia sẻ bí quyết trồng điều của mình, ông Thanh nói: "Cây điều vốn dễ trồng, không cần quá kì công, tuy nhiên phải chú trọng chăm sóc ở những thời điểm thích hợp để vườn cây cho năng suất cao.
Đối với vườn điều gần nhà, cần hạn chế dùng các loại thuốc xịt cỏ mà chỉ tập trung phát hoang, dọn dẹp, tạo lớp thảm thực vật giúp giữ lại lớp mùn trên mặt đất không bị xói mòn trong mùa mưa, qua đó ổn định được tầng đất mặt.
Lớp thảm thực vật sau khi phát hoang sẽ phân hủy làm tăng thêm lớp mùn cho đất, tăng độ dinh dưỡng giúp cây chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Hiện nay, nhiều hộ trồng điều thường ít quan tâm tới chuyện bón phân cho cây điều, song để cây ra hoa và đậu quả tốt, thì trước thời điểm cây ra hoa 1 tháng bà con nên bón phân tối thiểu 1 lần để cây nuôi trái".
Nhờ áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào trong SX, vườn điều nhà ông Thanh luôn xanh tốt, năng suất thu hoạch ổn định trên 3 tấn/ha, cao hơn từ 0,5 - 1 tấn so với các hộ dân trồng điều xung quanh. Với 12 ha điều đang trong thời kì cho thu hoạch, mỗi năm gia đình ông thu vài chục tấn điều, thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Nhờ thu nhập ổn định từ cây điều mang lại, nhiều năm qua gia đình ông có của ăn của để, hai con trai của ông được ăn học tới nơi tới chốn. Anh con trai út Nguyễn Duy Hùng đang là Phó Chủ tịch MTTQ xã. “Có được cuộc sống no ấm đó cũng nhờ cây điều mà nên!”, ông Thanh nói.
Nội dung tài trợ xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn điều tại Bình Phước và Đồng Nai. Giai đoạn 1 (triển khai trong 3 năm, từ năm 2014 - 2017) sẽ tài trợ cho 30 điểm trình diễn tại huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.
Cụ thể, chọn những vườn điều năm gần nhất có trái nhỏ, năng suất thấp dưới 1 tấn/ha để ghép cải tạo, đưa năng suất tối thiểu 3 tấn/ha, tỷ lệ nhân thu hồi tối thiểu 28%, hạt to đều 180 hạt/kg tối đa.
Đối với 10 điểm trình diễn tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai sẽ chọn những vườn điều năm gần nhất có trái nhỏ, tỷ lệ nhân thu hồi thấp, năng suất thấp dưới 2 tấn hạt tươi/ha để ghép cải tạo, đưa năng suất lên tối thiểu 3 tấn hạt tươi/ha, tỷ lệ nhân thu hồi 28% tối thiểu khi tươi, hạt to đều 160 hạt tươi/kg tối đa.
Từ kết quả trên sẽ nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
Theo Thanh Sa - Báo Nông nghiệp Việt Nam
Các tin khác
- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 03/12/2021
- Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng - 09/10/2024
- Qui trình sản xuất hoa cúc tại Công ty TNHH Dâu tươi Khanh Bích - 29/03/2018
- HƯỚNG DẪN THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2021-2022 - 03/12/2021
- Thông báo mở lớp tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón (đợt 2) - 21/08/2019
- Phục hồi vườn hồ tiêu sinh trưởng kém - 01/11/2019
- Báo cáo kết quả kiểm tra giống cây trồng - 11/06/2014
- Hội nghị tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - 01/11/2019
- Hội thảo "Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam" - 10/12/2017
- Làm nhà kính trồng cây sung ngọt - 20/05/2024
- Đam mê trồng rau sạch hữu cơ - 17/05/2024
- Tăng năng lực xuất khẩu cho nông sản Lâm Đồng - 22/04/2024
- Công tác Khảo nghiệm thuốc BVTV tại Lâm Đồng năm 2012 - 05/04/2013
- Trồng điều kết hợp chăn nuôi - 25/06/2014
- Hội nghị "Đánh giá thực trạng và đề xuất quản lý cây giống invitro trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng" - 14/08/2018
- Phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm - 04/02/2020
- Hạn chế bệnh héo xanh cà chua - 18/08/2015
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022” - 19/08/2022
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, invitro đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2019
- Tình hình sản xuất cây dứa tại Công ty TNHH Lê Dương - 12/09/2018