Hạn chế bệnh héo xanh cà chua
- Được viết: 18-08-2015 08:31
Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải.
Hạn chế héo xanh cà chua Mô hình cà chua làm tốt các biện pháp kỹ thuật nông học tại Nam Sách, Hải Dương Chia sẻ Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Tin bài khác Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 17 - 23/8) Gia Lai: Thiệt hại hàng ngàn ha mỳ Rầy nâu hoành hành Tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa
Nhiều nông dân trao đổi, bệnh này diễn ra đột ngột và xóa sổ rất nhanh diện tích cà chua khiến cho họ trở tay không kịp. Cây chết nhiều trong giai đoạn sinh thực (cây đang ra hoa và phát triển quả) khiến cho thiệt hại về năng suất là rất lớn. Qua SX cà chua thương phẩm của nông dân tỉnh Hải Dương trong nhiều năm gần đây đã đúc rút được một số kinh nghiệm thực tế để khống chế bệnh này. Bệnh chết héo xanh cà chua do loài vi khuẩn P. solanacearum gây ra. Đây là bệnh hại nghiêm trọng nhất ở khắp các vùng trồng cà chua trên thế giới, nhất là vùng nhiệt đới như nước ta. Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, gốc thân, thân và cuống lá qua vết thương xây xát. Sau khi xâm nhập vào rễ vi khuẩn lan theo bó mạch sinh sản phát triển, sản sinh ra các men, độc tố dẫn đến phá hủy các mô tế bào làm tắc nghẽn sự vận chuyển nước và dinh dưỡng nuôi cây. Do đó khi cây cà chua bị bệnh này sẽ dẫn đến hiện tượng héo đỉnh sinh trưởng (ngọn) rồi kéo theo các bộ phận khác trên cây héo tái xanh một cách rất nhanh (trong vòng 2-3 ngày sau khi héo ngọn). Nông dân quen gọi là hiện tượng cây chết đột tử (vì toàn bộ thân lá đang xanh tốt tự nhiên héo tái xanh chỉ trong một thời gian rất ngắn). Việc phòng trừ bệnh này là rất khó đối với nông dân vì nhiều người khi thấy cây bị héo rồi mới tiến hành phun thuốc trừ bệnh trong khi vi khuẩn lại không thể chết bởi thuốc hóa học và lúc cây héo thì đã là giai đoạn cuối của bệnh. Muốn phòng trừ tốt bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua nói riêng cũng như nhiều cây trồng khác thì biện pháp khả thi nhất là áp dụng tốt kỹ thuật nông học bao gồm: - Đất trồng cà chua nên luân canh với lúa nước và không trồng liền vụ với các cây họ cà. Không nên làm đất quá nhỏ để trồng cà chua cũng như khi trồng chỉ nên trồng cây sao cho đơn giản (không nên ấn chặt đất hay dúi sâu rễ khi trồng). Làm được vậy sẽ tăng thêm lượng ô xi lưu thông trong luống đất cũng như tại vị trí bộ rễ cây cà chua. Đồng nghĩa rằng cây ít bị nghẹt rễ và phát triển thuận lợi hơn, vi khuẩn ít tấn công hơn… - Tuyệt đối không trồng cây trên phân hữu cơ tươi. Nguyên nhân do phân hữu cơ trong quá trình phân hủy tạo môi trường yếm khí sản sinh ra nhiều a xít là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn héo xanh sinh trưởng và phát triển mạnh. Thực tế cho thấy nếu nông dân có phân chuồng để bón cho cà chua thì tốt nhất nên ủ mục và bón vào rạch giữa 2 hàng cà chua (đánh rạch giữa luống bỏ phân rồi phủ kín đất). - Mật độ trồng đảm bảo vừa đủ: Với những giống cà chua sinh trưởng bán hữu hạn như hiện nay nông dân các vùng quen trồng thì mật độ thích hợp cho cà chua phát triển thuận lợi và hạn chế sâu bệnh là: Cây cách cây 40 - 45cm, hàng cách hàng 70 - 75cm tương đương khoảng 750 cây/sào. 21-47-49_20150121_150716 - Không trồng cây vào vị trí trũng (thấp) trên luống: Cây cà chua nên trồng ở những vị trí cao nhất trên mặt luống sẽ đảm bảo cho cây không bị chết úng khi đọng nước. Mặt khác, ở những vị trí này sẽ giúp cho bộ rễ cây phát triển thuận lợi hơn, môi trường không yếm khí, ít rí rẽ thì vi khuẩn héo xanh ít tập trung xâm nhiễm rễ cây trồng. - Việc tưới nước giữ ẩm cho các luống cà chua cần phải điều hòa sao cho không để luống cà quá khô hay quá ẩm. Vì nếu bị khô quá rễ cây sẽ có nguy cơ bị đứt. Nếu khô quá khi tưới nước vào ruộng bộ rễ cây sẽ co giãn tức thời dễ làm vỡ các tế bào rễ non tạo cánh cửa cho vi khuẩn héo xanh chui vào bó mạch gây hại. - Cần bón phân cân đối cho cây nhất là tỷ lệ N và K. Cụ thể là, thời kì cây cà chua còn non (giai đoạn phát triển thân lá) không nên chăm bón cho cây tốt quá nhất là thừa đạm. Chăm sóc sao cho các cây cà chỉ ở mức phát triển trung bình (hanh hanh vàng). Làm như vậy rễ, thân, lá cây sẽ cứng cáp và dẻo dai hơn. Gặp thời tiết bất lợi như nắng mưa xen kẽ thì cây có sức chống đỡ tốt hơn nhất là bộ rễ. Chỉ nên tập trung dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn ra hoa đậu quả đến nuôi quả (kể từ khi cây ra chùm quả đầu tiên). - Ngoài các biện pháp kỹ thuật nông học như trên nông dân có thể bổ sung thêm vào vùng rễ một lượng nấm đối kháng Trichodecma hay nấm cộng sinh Mycorrhiza ngay sau trồng nhằm ức chế, cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh héo xanh. Trước khi trồng nên nhúng rễ cây con vào dung dịch nấm đối kháng hay nấm cộng sinh.
Trần Thị Liên- Báo Nông nghiệp Việt Nam
Các tin khác
- Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt sản xuất nhiều giống cây trầu bà (Calathea spp.) mới - 09/07/2018
- Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 18/12/2020
- Khai mạc Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt và Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao - Thuộc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017 - 23/12/2017
- Đánh tráo giống cà chua - 25/07/2013
- Lại đổ xô trồng chanh dây - 25/06/2014
- Bệnh "nan y" trên sắn - 06/11/2014
- Sâu lạ tấn công khoai lang - 17/10/2014
- Vai trò của phân bón vi lượng trong sản xuất nông nghiệp - 06/09/2019
- Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá - 18/11/2019
- Danh sách 278 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2018 - 14/07/2018
- Hội nghị “Đánh giá thực trạng và bàn các giải pháp quản lý sản xuất, kiểm soát bệnh xoăn lá virus trên cây rau họ cà tại Lâm Đồng” - 10/06/2017
- Vàng lá, rụng trái cây cà phê và giải pháp xử lý - 01/11/2019
- Hội nghị Triển khai công tác quản lý vật tư nông nghiệp năm 2018 - 12/04/2018
- Thông báo mở lớp tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón (đợt 2) - 21/08/2019
- Công tác Khảo nghiệm thuốc BVTV tại Lâm Đồng năm 2012 - 05/04/2013
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón - 07/11/2019
- Thông báo một số đối tượng có hành vi lừa đảo các cơ sở buôn bán VTNN - 19/08/2019
- Tình hình giống hoa nhập khẩu của các đơn vị nhập khẩu giống hoa tại Lâm Đồng năm 2018 - 27/11/2018
- Nguồn giống phục vụ tái canh, ghép cải tạo giống cà phê năm 2020 - 30/06/2020
- Hội thảo tổng kết mô hình Phòng trừ tổng hợp bệnh virus sọc thân (TSWV) hại hoa cúc tại Đà Lạt - 02/12/2019