Câu cấu bùng phát trên cà phê
- Được viết: 31-07-2013 17:33
Câu cấu thường gây hại ở một số cây trồng như lúa, ngô nhưng đã phát tán sang vườn cà phê ở Lâm Đồng. Nguy hiểm hơn, chúng không chỉ co cụm ở một vài vùng mà có khả năng lây lan trên diện rộng.
Chi cục BVTV Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp huyện Đức Trọng cho biết, trước đây câu cấu chỉ xuất hiện và gây hại chủ yếu trên rừng keo tai tượng 103 ha của Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn với tỷ lệ lá bị hại từ 10 - 60%. Vừa qua phát hiện câu cấu xuất hiện trên cây cà phê ở xã Đà Loan.
Hiện đã có 17,3 ha cà phê xung quanh rừng keo bị câu cấu gây hại với tỷ lệ trung bình là 2,5% và cao nhất là 50%; mật độ trung bình 3,5 con/cây, cao nhất là 20 con/cây. Ngoài các vườn cà phê, câu cấu bắt đầu xuất hiện trên cây bơ và dã quỳ.
Câu cấu trưởng thành gây hại cà phê ở Đức Trọng
Về biện pháp phòng trừ, Chi cục BVTV Lâm Đồng đãcó văn bản nêu rõ: Trung tâm Nông nghiệp các huyện, TP cần tăng cường công tác điều tra để đưa ra những dự báo về tình hình câu cấu ăn lá hại cây trồng, đặc biệt là trên cây cà phê gần sát vườn keo; chú trọng các khu vực không xây dựng điểm điều tra định kỳ dễ xảy ra bộc phát câu cấu gây hại cà phê.
Cùng đó, bà con nông dân cần thăm vườn cà phê thường xuyên, đặc biệt là các vườn cà phê gần với vườn keo. Khi phát hiện câu cấu xuất hiện, nhà vườn nên áp dụng các biện pháp phòng trừ: Rung cây hoặc dùng que quơ mạnh trên tán để thu gom câu cấu; vệ sinh vườn thông thoáng, quản lý nước trong vườn hợp lý, tránh để vườn khô hạn trong thời gian dài, thường xuyên cày xới đất để tiêu diệt ấu trùng câu cấu trong đất…
Theo một số tài liệu khoa học, khi vườn cây xuất hiện nhiều câu cấu, bà con nên phun thuốc Supracid 40EC nồng độ 0,25% hoặc Padan pha nồng độ 0,2%. Cán bộ chuyên môn của Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết: Trước hiện tượng câu cấu vừa mới xuất hiện trên cây cà phê, Chi cục sẽ tiếp tục theo dõi và sẽ đưa ra các hướng dẫn phòng trừ phù hợp để người dân thực hiện nhằm giảm thiểu những thiệt hại đáng tiếc.
Nguồn: Khắc Dũng - Báo Nông nghiệp Việt Nam (http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/68/bnn.aspx)
Các tin khác
- Tình hình sản xuất cây chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 27/01/2022
- Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng - 27/03/2020
- Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm - 08/05/2020
- Báo động ô nhiễm rác thải từ sản xuất nông nghiệp - 18/08/2013
- Bốn điểm sáng xây dựng nông thôn mới tại Lâm Đồng - 20/02/2014
- Người tiên phong trồng mắc ca đất Lâm Hà - 03/06/2024
- Tình hình thực hiện chuyển đổi giống cây trồng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 10/12/2024
- Đánh tráo giống cà chua - 25/07/2013
- Hội thảo tổng kết mô hình Phòng trừ tổng hợp bệnh virus sọc thân (TSWV) hại hoa cúc tại Đà Lạt - 02/12/2019
- Đề án “Nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025” - 05/07/2021
- Lâm Đồng và Hà Nam hợp tác nông nghiệp CNC giai đoạn 2015–2020 - 18/08/2015
- Hội nghị triển khai công tác thi đua năm 2013 của khối thi đua các đơn vị thuộc Sở NN & PTNT Lâm Đồng - 11/04/2013
- Báo cáo kết quả kiểm tra giống cây trồng - 11/06/2014
- Hướng dẫn Danh mục giống cây trồng sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi năm 2019 - 22/03/2019
- Hội nghị “đánh giá công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019” - 31/10/2019
- Bức tranh nông nghiệp Ðam Rông tươi mới hơn - 15/08/2024
- Đăng ký danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 112/NQ-HĐND - 18/01/2019
- Thông báo một số đối tượng có hành vi lừa đảo các cơ sở buôn bán VTNN - 19/08/2019
- Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt sản xuất nhiều giống cây trầu bà (Calathea spp.) mới - 09/07/2018
- Bảng tổng hợp 285 cơ sở SXKD giống cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh - 29/12/2019