"Thủ phạm" đục củ khoai lang
- Được viết: 06-11-2014 13:58
Qua thời gian thu thập và tìm hiểu nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long xác định đây là loài sâu thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera), họ ngài sáng (Pyralidae).
Khoai lang là một trong những mặt hàng nông sản nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long được trồng tập trung tại huyện Bình Tân với diện tích hàng năm lên đến 10.000 ha, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Tuy nhiên thời gian gần đây có trên 4.900 ha khoai lang trong tỉnh nhiễm sâu đục củ, chủ yếu trên giống khoai tím Nhật (NNVN đã phản ánh). Mặc dù loài sâu này không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất nhưng những vết cạp tròn nhỏ trên bề mặt củ làm sản phẩm rất khó bán.
Những năm qua, do khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân tự ý mở rộng diện tích canh tác, nhất là giống khoai tím Nhật, là điều kiện cho loài sâu này thích nghi và phát triển với mật số cao. Việc canh tác liên tục kết hợp vệ sinh đồng ruộng kém đã tạo điều kiện cho loài sâu này trú ngụ, lây lan sang vụ sau...
Ngoài ra, việc nông dân neo ruộng 1 - 3 tháng để chờ bán được giá cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho loại sâu mới này gây hại. Thường xuyên xử lý thuốc hóa học đã giết chết các loài thiên địch, làm cho loài sâu này mau kháng thuốc.
Qua thời gian thu thập và tìm hiểu nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long xác định đây là loài sâu thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera), họ ngài sáng (Pyralidae). Trung tâm đang tiếp tục làm các thí nghiệm, mô hình để tìm ra giải pháp tổng hợp phòng trừ hiệu quả loài sâu đục củ khoai lang, chuyển giao cho nông dân ứng dụng...
Theo Hồng Lĩnh - Báo Nông nghiệp Việt Nam
Các tin khác
- Tình hình canh tác cây bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 11/12/2020
- Hội thảo "Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt" - 11/10/2017
- Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 Về cơ chế chính sách trong quản lý phân bón và nhập khẩu giống cây trồng - 18/01/2018
- Hướng dẫn Danh mục giống cây trồng sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi năm 2019 - 22/03/2019
- Danh sách cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả còn hiệu lực - 29/12/2019
- Bàn giao nhà mái ấm Syngenta - 15/01/2019
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, invitro đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 14/10/2019
- Phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật chuyên nghiệp - 04/06/2024
- Bức tranh nông nghiệp Ðam Rông tươi mới hơn - 15/08/2024
- Kết quả khảo sát các giống khoai tây nhập khẩu từ Hunggari - 30/03/2018
- Hội thảo “Hiện đại hóa khâu sản xuất giống rau, hoa ở Lâm Đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” - 02/11/2018
- Trồng điều, tiền đầy túi! - 22/08/2014
- Hội nghị “Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững tại Lâm Đồng” - 18/07/2018
- Khắc phục hiện tượng sốc nhiệt cây cà phê - 01/11/2019
- Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng – dấu ấn của sự phát triển - 17/12/2017
- Tăng vượt trội lợi nhuận từ “3 cây liên kết” - 14/06/2024
- Phục hồi vườn hồ tiêu sinh trưởng kém - 01/11/2019
- Phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm - 04/02/2020
- Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng - 09/10/2024
- Thực trạng ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản hoa Cúc cắt cành - 25/10/2019