Tăng năng lực xuất khẩu cho nông sản Lâm Đồng
- Được viết: 22-04-2024 07:58
Lâm Đồng là một tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp thông minh. Với vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc tăng cường năng lực xuất khẩu cho nông sản địa phương gắn với chuỗi giá trị toàn cầu đang được các cấp, ngành, địa phương chú trọng triển khai, thực hiện.
Thị trường nông sản rau, hoa Lâm Đồng ngày càng nâng cao giá trị, tăng cường được chuỗi giá trị toàn cầu
Tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 40 ngàn ha rau, củ (diện tích thu hoạch đạt hơn 27.000 ha, sản lượng hơn 1 triệu tấn); diện tích hoa các loại đạt gần 6.000 ha (diện tích thu hoạch hơn 3.800 ha, sản lượng 1,56 triệu cành); diện tích cây cà phê đạt 175.708 ha (diện tích kinh doanh 167.456 ha); diện tích cây chè 11.078 ha (diện tích kinh doanh 11.003 ha, sản lượng 41.820 tấn)… Trong 3 năm qua, Lâm Đồng đã hình thành mới được thêm 93 chuỗi liên kết giá trị gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng số chuỗi liên kết toàn tỉnh đến cuối năm 2023 đạt 265 chuỗi liên kết với 35.000 hộ liên kết.
Quy mô liên kết trong trồng trọt đạt 55.000 ha với sản lượng 630.000 tấn. Sản lượng nông sản rau, hoa và trái cây được qua sơ chế, chế biến trước khi xuất bán đạt 75% tổng sản lượng toàn tỉnh; trong đó, sản lượng qua chế biến đạt khoảng 25% và 100% nông sản qua các chuỗi được kiểm soát chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Với quy mô, năng suất nêu trên, Lâm Đồng đã xây dựng được một nền nông nghiệp với trình độ sản xuất khá cao, có thương hiệu, chất lượng tốt, là tiền đề quan trọng để nâng tầm ngành Nông nghiệp của tỉnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đến nay, theo báo cáo tỷ lệ nông sản qua sơ chế, chế biến đạt 75%, ngành công nghiệp chế biến nông sản chiếm khoảng 47% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và chiếm 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Các doanh nghiệp trong nước đang chiếm ưu thế trụ cột trong hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, đóng góp bình quân khoảng 60% vào tổng giá trị xuất khẩu nông sản trực tiếp toàn tỉnh. Nhiều doanh nghiệp trong nước đầu tư xây dựng nhà máy, đồng thời xúc tiến hợp đồng liên kết với các hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ nông dân để hình thành các vùng nguyên liệu ổn định, xử lý sau thu hoạch tập trung, chế biến, phân phối và xuất khẩu nông sản của tỉnh.
Sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng tuần hoàn - hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thống kê đến hết năm 2023, toàn tỉnh có là 6.282 ha sản xuất áp dụng VietGAP, GlobalGAP và 1.415 ha sản xuất áp dụng hữu cơ. Diện tích sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, bền vững 4C, UTZ, Rainforest là 86.000 ha, sản lượng đạt 265.000 tấn/năm. Và đến hết năm 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh đặt mục tiêu toàn tỉnh có 10.000 ha sản xuất áp dụng VietGAP, GlobalGAP (tăng 6.734 ha so với 2020) và 1.600 ha sản xuất áp dụng hữu cơ. Diện tích sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, bền vững 4C, UTZ, Rainforest là 90.000 ha, sản lượng đạt 315.000 tấn/năm.
Nhằm đảm bảo các điều kiện phục vụ sản xuất, công tác thanh tra, kiểm tra quản lý vật tư nông nghiệp được tăng cường, góp phần ổn định, giảm thiểu thiệt hại cho người dân trong thời gian vừa qua, nhất là tại các thời điểm giá vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) lên cao. Từ năm 2021 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thực hiện 17 cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành và 77 cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với 710 tổ chức, cá nhân, phát hiện 176 trường hợp vi phạm, thu phạt vi phạm hành chính trên 1,5 tỷ đồng.
Ông Hoàng Sỹ Bích - Giám đốc Sở NN&PTNT trong báo cáo tình hình phát triển ngành Nông nghiệp mới đây cho biết, về thị trường xuất khẩu, thời gian qua, đơn vị đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu cho nông sản của tỉnh với nhiều sản phẩm nông sản chế biến sâu có giá trị gia tăng, chất lượng cao tham gia vào các chuỗi giá trị trong nước và xuất khẩu như: Cà phê, rau, hoa các loại, cây ăn quả,... Đến hết năm 2023, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt trên 500 triệu USD, chiếm trên 51% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Riêng trong quý I/2024, mặt hàng cà phê chiếm ưu thế trong bối cảnh giá cà phê nhân liên tục lập kỷ lục trong thời gian qua, giúp giá trị xuất khẩu cà phê của Lâm Đồng đạt 51,73 triệu USD. Đứng thứ hai là sản phẩm rau, củ, quả với giá trị xuất khẩu đạt 20,22 triệu USD; hoa cắt cành các loại đạt 17,7 triệu USD; tơ thô 10,64 triệu USD; chè 2,36 triệu USD; điều 0,2 triệu USD... Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Lâm Đồng vẫn là những quốc gia truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và một số nước châu Âu. Theo dự kiến của ngành Công thương Lâm Đồng, thời gian tới thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản và tơ thô tiếp tục ổn định.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S nhận định, với mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, toàn diện và hiện đại, xây dựng tỉnh Lâm Đồng thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh tầm quốc gia và quốc tế, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã xác định phát triển lĩnh vực nông nghiệp là một trong 4 khâu đột phá; trong đó, tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ sản xuất, mở đường cho sản xuất phát triển, đặc biệt là tạo sự hợp tác và liên kết sâu rộng từ sản xuất, chế biến đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra động lực mới.
Và để đưa nông sản Lâm Đồng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Lâm Đồng mà còn cần sự hỗ trợ rất lớn của các ban, bộ, ngành Trung ương. Do đó, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều đề xuất, kiến nghị Trung ương, Chính phủ, các ban, bộ ngành quan tâm hỗ trợ địa phương về đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương cũng như mở thêm các đường bay quốc tế đi và đến Cảng hàng không Liên Khương nhằm giảm chi phí vận chuyển trong tổng chi phí sản xuất góp phần tăng sức cạnh tranh của nông sản Lâm Đồng, chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
https://baolamdong.vn/
Các tin khác
- Triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Trồng trọt - 09/06/2021
- Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa invitro - 23/08/2018
- Bơ 034 được mùa nhưng giá rẻ và khó tiêu thụ - 19/06/2024
- Đánh tráo giống cà chua - 25/07/2013
- Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt sản xuất nhiều giống cây trầu bà (Calathea spp.) mới - 09/07/2018
- Thông báo các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định - 05/07/2017
- Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá - 18/11/2019
- Hướng dẫn Danh mục giống cây trồng sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi năm 2019 - 22/03/2019
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại xã Ka Đô huyện Đơn Dương - 13/10/2018
- Đạ Huoai: Hàng trăm ha sầu riêng thiếu nước do khô hạn kéo dài - 24/04/2024
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 12/07/2017
- Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng - 09/10/2024
- Lâm Đồng tổ chức Hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng chè, chủ động hội nhập Quốc tế - 06/08/2015
- Thông báo một số đối tượng có hành vi lừa đảo các cơ sở buôn bán VTNN - 19/08/2019
- Cấp chứng nhận nhãn hiệu 'Hoa Đà Lạt' - 29/11/2013
- Sâu lạ tấn công khoai lang - 17/10/2014
- Quyết định Công nhận vườn cây bơ đầu dòng - 14/10/2018
- Bội thu cam VietGAP - 18/11/2019
- Lạc Dương với mục tiêu 8.480 ha rau an toàn - 23/07/2024
- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 03/12/2021