Phục hồi vườn hồ tiêu sinh trưởng kém
- Được viết: 01-11-2019 10:36
Tại Tây Nguyên, giá hồ tiêu xuống thấp khiến nhiều nhà vườn không còn thiết tha với cây tiêu. Tuy nhiên, tại một số nơi, nhiều bà con vẫn một lòng gắn bó với hồ tiêu, thậm chí ra sức phục hồi những vườn sinh trưởng, phát triển kém. Bởi với bà con, không cây gì phù hợp hơn...
Và đây cũng là lí do, khiến anh Rơ Lan Hnhơn, ở Xã Chưpơng, huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai kiên trì áp dụng các kỹ thuật canh tác tốt để từng bước phục hồi vườn hồ tiêu kém phát triển của gia đình. Anh HNhơn cho biết, bản thân mình là người đồng bào thiểu số nên kỹ thuật canh tác hồ tiêu cũng chưa nắm vững, trồng hồ tiêu chủ yếu học hỏi từ những người xung quanh, cộng với đất đai kém dinh dưỡng, đất rất chua (pH < 4,0) đã khiến vườn hồ tiêu của gia đình anh sinh trưởng kém, năng suất thấp, trung bình chỉ được từ 1,5 - 2 kg khô/trụ.
Tuy nhiên, sau khi biết và nhờ sự giúp đỡ về chuyên môn và kỹ thuật từ cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây hồ tiêu và Công ty CP Phân bón Bình Điền thì năng suất vườn tiêu của gia đình anh tăng dần, cây khỏe và phát triển tốt.
Với mô hình vườn hồ tiêu kém phát triển tại xã Chưpơng của hộ anh HNhơn, các biện pháp áp dụng là:
- Cải tạo đất, giảm độ chua: Vườn hồ tiêu được cải tạo bằng cách bón 20 kg/trụ phân chuồng ủ hoai mục với Trichoderma spp + 1 kg vôi bột/trụ. Bón khi mưa đã đủ ẩm, bón vãi trên mặt. Phun chế phẩm hữu cơ cao phân tử (thành phần là axit humic và fulvic) 3 lần/năm. Phun trong mùa mưa, phun đều xuống mặt đất, liều lượng theo khuyến cáo. Trồng lạc dại để che phủ đất, trồng bổ sung cây che bóng (ưu tiên cây ăn quả có giá trị).
- Quản lý dinh dưỡng: Phân bón hoá học được bón theo qui trình của Bộ NN-PTNT. Cụ thể qui trình áp dụng cho mô hình là: Vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 5-6), bón phân hữu cơ (phân chuồng), lượng bón 5 kg/trụ, bón 2 đợt. Đầu mùa mưa (tháng 6-8) bón phân Đầu Trâu Tăng trưởng, lượng bón 0,3 kg/trụ, bón 1 đợt. Cuối mùa mưa (tháng 9-10) bón phân Đầu Trâu Hồ tiêu Kinh doanh, lượng bón 0,3 kg/trụ, bón 1 đợt. Chú ý bón vôi với liều lượng 500 kg/ha/năm rải đều trên mặt theo tán cây. Đồng thời cần bổ sung thêm phân bón lá 3 đợt/năm.
- Quản lý dịch hại: Khi thu hoạch xong, rửa vườn 1 lần. Vệ sinh cây bệnh, thu gom, đem ra khỏi vườn đốt. Sử dụng chế phẩm chứa nấm Trichoderma spp, vi khuẩn Pseudomonas spp vi khuẩn Bacilus spp và Streptomyces spp xử lý 3-4 đợt/năm.
- Trồng dặm: Thực hiện đối với cây vàng lá ở cấp độ 4. Những cây đã bị chết được tiến hành đào trồng dặm lại, đảm bảo kích thước hố 60x60x60cm, phơi ải 60 ngày. Xử lý thuốc để diệt nấm và tuyến trùng. Bón lót 20kg phân chuồng ủ hoai mục, kết hợp chế phẩm nấm Trichodema spp, Paecelomyces spp, Pseudomonas spp. Trồng đầu mùa mưa, chọn cây giống tiêu Vĩnh Linh, giống khoẻ, sạch bệnh.
- Quản lý nước tưới: Nước được tưới qua hệ thống tưới cải tiến của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Sử dụng cây cúc quỳ để tủ gốc trong mùa khô để giảm sự thoát hơi nước, lượng tủ là 15kg cúc quỳ/trụ.
- Quản lý vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ trên vườn tiêu; Rong tỉa cây che bóng trong mùa mưa; Tạo tỉa thông thoáng bộ tán lá cây, cắt tỉa các cành sát gốc trong mùa mưa; Chủ động đào mương thoát nước, không cho nước đọng trong gốc tiêu trong những đợt mưa lớn, dài ngày; Vun gốc trong mùa mưa và tủ gốc trong mùa khô.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
Các tin khác
- Hội nghị “đánh giá công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019” - 31/10/2019
- Kích hoạt nông nghiệp tuần hoàn theo hướng tăng trưởng xanh - 11/10/2024
- Hội nghị “Đánh giá thực trạng và bàn các giải pháp quản lý sản xuất, kiểm soát bệnh xoăn lá virus trên cây rau họ cà tại Lâm Đồng” - 10/06/2017
- Bọ xít đen hại lúa - 10/09/2014
- Lâm Đồng công nhận nguồn giống cây cà phê đầu dòng Xanh lùn (TS5) - 11/06/2018
- Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 Về cơ chế chính sách trong quản lý phân bón và nhập khẩu giống cây trồng - 18/01/2018
- Hội nghị tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - 01/11/2019
- Lúa GlobalGAP - 25/06/2014
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022” - 19/08/2022
- Tình hình sản xuất cây dứa tại Công ty TNHH Lê Dương - 12/09/2018
- Vai trò của phân bón vi lượng trong sản xuất nông nghiệp - 06/09/2019
- Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng - 09/10/2024
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” - 15/03/2024
- Sau hoa lay ơn đến rau củ làm thức ăn cho bò - 20/02/2014
- Hội thảo về nông nghiệp thông minh diễn ra tại Đà Lạt từ 21 - 22/8 - 19/08/2015
- Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng – dấu ấn của sự phát triển - 17/12/2017
- Lâm Đồng và Hà Nam hợp tác nông nghiệp CNC giai đoạn 2015–2020 - 18/08/2015
- Danh sách cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả còn hiệu lực - 29/12/2019
- Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp - 25/04/2024
- Tập huấn điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây nông nghiệp năm 2019 - 02/12/2019