Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 5 năm 2018
- Được viết: 24-05-2018 16:09
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 39/TB-TTBVTV Lâm Đồng, ngày 24 tháng 5 năm 2018
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG
Tuần 21 (Từ ngày 17/5/2018 - 23/5/2018)
I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT
Trong tuần, thời tiết Lâm Đồng diễn biến theo chiều hướng ngày nắng, chiều tối có mưa, nhiệt độ trung bình 19,6 – 23,20C, cao nhất 30,7– 350C, thấp nhất 14,5 – 190C; độ ẩm không khí 76 – 85%, lượng mưa 87,6 – 111 mm.
II. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC
- Cây lúa:
+ Vụ Đông Xuân: 8.676 ha (985 ha làm đòng – trỗ, 85 ha ngậm sữa - chín, đã thu hoạch 7.606 ha).
+ Vụ Hè Thu: 4.805 ha (2.476 ha giai đoạn mạ, 2.278 ha đẻ nhánh, 41 ha làm đòng – trỗ, 10 ha ngậm sữa - chín).
- Cây cà phê (158.623 ha): giai đoạn kiến thiết cơ bản (8.588 ha), giai đoạn phát triển quả non (150.035 ha).
- Cây chè (21.044 ha); Cây tiêu (2.046 ha) chủ yếu ở giai đoạn thu hoạch.
- Cây điều (29.688 ha): giai đoạn kiến thiết cơ bản (161 ha); giai đoạn thu hoạch (28.527 ha).
- Cây sầu riêng (6.665 ha) đang ở giai đoạn thu hoạch.
- Cà chua (940 ha); Rau họ thập tự (2.926 ha); Hoa cúc (1.300 ha) các giai đoạn.
III. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI 7 NGÀY
1. Cây lúa
- Bọ trĩ gây hại 20 ha lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh tại Đạ Tẻh (giảm 10 ha so với kỳ trước), TLH 16 – 24,4%.
- Bệnh đạo ôn lá nhiễm 20 ha tại Đạ Tẻh, TLH 6 – 8,5%.
- Rầy nâu, Ốc bươu vàng, rầy nâu, bệnh khô vằn,… gây hại ở mức nhẹ.
2. Cây cà phê
- Bọ xít muỗi nhiễm 50 ha cà phê chè, (giảm 144 ha so với kỳ trước), TLH 20,1 – 23%;
- Bệnh khô cành ít biến động so với kỳ trước, nhiễm 940 ha tại Lạc Dương, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đà Lạt, Đam Rông, TLH 20 – 37%;
- Bệnh vàng lá nhiễm rải rác 184 ha, (giảm 185 ha so với kỳ trước), TLH 11 – 13%;
- Rệp sáp, mọt đục cành, sâu đục thân mình trắng, bệnh gỉ sắt, … gây hại ở mức nhẹ.
3. Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ chỉ gây hại ở mức nhẹ, TLH 5,3 – 12,6%.
4. Cây điều
- Bọ xít muỗi ít biến động so với kỳ trước, gây hại 106 ha tại 3 huyện phía Nam, TLH 41,5 – 46%.
- Bệnh thán thư ít biến động so với kỳ trước, nhiễm 675 ha tại 3 huyện phía Nam, TLH 51 – 86%.
5. Cây tiêu: Bệnh chết nhanh ít biến động so với kỳ trước, gây hại 8,8 ha tại Đức Trọng, Đạ Huoai, TLH 4,5 – 13,3%;
6. Cây rau
6.1. Cà chua
- Bệnh xoăn lá virus có 142 ha nhiễm bệnh tại Đơn Dương, Đức Trọng, (tăng 13 ha so với kỳ trước), TLH 26,6 – 33,3%.
- Bệnh mốc sương nhiễm 70 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, TLH 13,3 – 40%.
6.2. Rau họ thập tự: Sâu tơ gây hại rải rác 257 ha tại Đơn Dương, Đà Lạt, Lạc Dương, (giảm 48 ha so với kỳ trước), mật độ 24,3 – 34 con/m2.
6.3. Rau xà lách: Bệnh đốm héo (virus) nhiễm 5 ha chủ yếu trên giống xà lách Scarol tại phường 7 - Đà Lạt, TLH 50 – 80%.
7. Hoa cúc: Bệnh héo vàng (virus) nhiễm 70 ha tại Đà Lạt, tập trung chủ yếu ở phường 11, phường 12, phường 7 và phường 8, (tăng 40 ha so với kỳ trước), TLH 50-80%.
8. Cây trồng khác: Cao su, dâu tằm, chanh leo, cà rốt, dâu tây, hoa hồng, … sâu bệnh hại không đáng kể.
IV. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
- Cây lúa: Thời tiết nóng ẩm, các đối tượng rầy nâu, bệnh đạo ôn có thể phát triển và gây hại mạnh, nắm bắt chặt chẽ diễn biến của dịch hại và khuyến cáo nông dân chủ động phòng trừ. Ngoài ra chú ý sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, trên lúa giai đoạn mạ và trỗ – chín.
- Trên cây cà phê: Thời tiết mưa nhiều bọ xít muỗi sẽ còn phát triển và gây hại mạnh trong thời gian tới. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ kịp thời. Ngoài ra, cần chú ý các đối tượng như rệp sáp, mọt đục cành, bệnh rỉ sắt, khô cành có khả năng gia tăng mạnh.
- Trên cây điều: Theo dõi chặt chẽ tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư. Khuyến cáo nông dân phòng trừ kịp thời nếu mật số bọ xít muỗi gia tăng mạnh.
- Trên cây rau, hoa: Hiện nay tại các vùng trồng rau, hoa bệnh do virus có xu hướng gia tăng mạnh, chú ý sự phát triển của các đối tượng dịch hại như bọ trĩ, bọ phấn, rầy rệp, bệnh xoăn lá, mốc sương/họ cà; virus/hoa cúc, xà lách.
V. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Để hạn chế sự lây lan gây hại của sâu bệnh trên các loại cây trồng. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:
1. Cây cà phê
- Rệp sáp: Cà phê đang trong giai đoạn phát triển quả non cần vệ sinh vườn, làm sạch cỏ dại, cắt tỉa cành thông thoáng hạn chế sự gây hại của rệp sáp. Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Spirotetramat (Movento 150 OD), Chlorpyrifos ethyl + Imidacloprid (Fidur 220 EC)… để phòng trừ.
- Mọt đục cành: Cần triển khai tỉa cành, cắt bỏ các cành đã bị mọt gây hại kết hợp sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ: Acetamiprid + Chlorpyrifos Ethyl (Megashield 525EC); Alpha-cypermethrin+ Chlorpyrifos Ethyl+ Imidacloprid (Spaceloft 595EC)...
2. Cây rau họ cà, xà lách
- Virus/cà chua: Khuyến cáo nông dân sử dụng cây giống sạch bệnh, canh tác trong điều kiện nhà kính nhà lưới. Nhà kính nhà lưới phải có chiều cao tính từ mặt đất nền từ 3,5 – 4,2 m để đảm bảo độ thông thoáng, lưới bao quanh phải sử dụng lưới ngăn côn trùng. Áp dụng các biện pháp chăm sóc, bón phân đầy đủ cân đối để cây sinh trưởng khỏe tăng sức chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra thường xuyên phòng trừ bọ phấn, bọ trĩ bằng biện pháp sử dụng bẫy vàng và các thuốc có hoạt chất như Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP), Thiamethoxam (Actara 25WG), Citrus oil (Map Green 3SL), Oxymatrine (Vimatrine 0.6SL)...
- Virus/xà lách: Vệ sinh vườn trồng, xử lý đất thu gom, tiêu hủy nguồn tàn dư thực vật nhiễm bệnh trước khi trồng. Hạn chế sản xuất giống xà lách scarol, romen. Cần thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện rầy rệp, bọ trĩ cần phòng trừ kịp thời. Có thể tham khảo và luân phiên sử dụng các hoạt chất như Abamectin, Imidacloprid; Azadirachtin, Chlorantraniliprole; Thiamethoxam; Dinotefuran; Citrus oil; Oxymatrine theo nồng độ khuyến cáo.
3. Hoa cúc: Đốm héo/hoa cúc: Hạn chế trồng các giống nhiễm nặng như đóa, kim cương trắng. Không sử dụng cây giống tại các vườn ươm có triệu chứng nhiễm bệnh, chú ý phòng trừ bọ trĩ ngay từ khi trồng mới bằng các nhóm thuốc như: Spinetoram (Radiant 60SC), Dinotefuran (Oshin 100SL)…
4. Cây điều
- Bọ xít muỗi: Hiện nay cây điều đã kết thúc vụ thu hoạch, cần làm sạch cỏ dại trên vườn điều và bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của bọ xít muỗi, bọ trĩ. Ngoài ra thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ kịp thời bọ xít muỗi bằng một trong các hoạt chất như: Alpha – cypermethrin (FM-Tox 25EC, Motox 5EC, …); Cypermethrin (Wamtox 100EC, Sherbush 10EC …); Permethrin (Permecide 50EC…), để phun phòng trừ đồng loạt.
- Bệnh thán thư: Cắt bỏ tiêu hủy những cành, lá bị bệnh. Làm cỏ, bón phân đầy đủ và cân đối để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu sâu bệnh. Trong trường hợp bệnh có xu hướng gia tăng phải luân phiên sử dụng các hoạt chất: Citrus oil (MAP Green 6SL), Propineb (Antracol 70WP, Newtracol 70WP); Copper Hydroxide (DuPontTMKocide 46.1WG); Difenoconazole (Score 250EC), phun kép từ 2-3 lần phòng trừ bệnh thán thư./.
CHI CỤC TRƯỞNG
- Trung tâm BVTV phía Nam;
- Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c); (Đã ký)
- UBND các huyện, Tp (để biết);
- TTNN các huyện, Tp (để phối hợp);
- TTKN Lâm Đồng (email); Lại Thế Hưng
- Đài PT-TH Lâm Đồng (email)
- Lưu: VT, BVTV.
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 2 tháng 2 năm 2015 - 14/02/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 12 năm 2017 - 21/12/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 3 năm 2018 - 29/03/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 2 năm 2018 - 01/03/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 7 năm 2015 - 13/07/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 9 năm 2015 - 15/09/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 6 năm 2017 - 13/06/2017
- Quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều - 20/03/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 12 năm 2015 - 21/12/2015
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 3 tháng 8 năm 2016 - 25/08/2016
- Tình hình rầy nâu gây hại lúa Hè Thu – Mùa năm 2017 - 02/09/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 9 năm 2018 - 06/09/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 6 năm 2015 - 09/06/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 6 năm 2016 - 15/06/2016
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 5 tháng 7 năm 2014 - 01/08/2014
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 8 năm 2016 - 07/09/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 9 năm 2017 - 02/10/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 7 năm 2016 - 27/07/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2017 - 13/09/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 11 năm 2016 - 08/11/2016