Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh xì mủ thân, khô cành trên cây mai anh đào tại Tp. Đà Lạt
- Được viết: 02-04-2013 16:36
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500 mét so với mặt nước biển, do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc xung quanh, thành phố Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Trên đường phố và công viên tại Thành phố Đà Lạt, cây xanh đô thị được trồng chủ yếu là: thông 3 lá, mai anh đào, mimosa, bách xanh, tùng, sa mộc, móng bò, ngân hoa, bạch đàn ... nhằm tôn tạo cảnh quan thành phố.
Năm 2011, mai anh đào được lấy từ rừng về trồng trên vỉa hè đường phố Đà Lạt bị chết hàng loạt (chết 75 cây/ 413 cây chếm tỷ lệ 18%). Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu gửi phân tích giám định tại Viện Bảo vệ thực vật. Kết quả xác định một trong những nguyên nhân gây chết mai anh đào là do bệnh khô cành (Phythopthora sp) và bệnh xì mủ thân (Fusarium sp).
Để có cơ sở khuyến cáo biện pháp phòng trừ tạm thời, năm 2012 Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng tiến hành nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh hại cây mai anh đào trên đường phố Đà Lạt.
Các biện pháp tác động: Cắt tỉa cành bị bệnh, vệ sinh xung quanh gốc cây sau đó gom ra chỗ trống để đốt, kết hợp xử lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): bệnh khô cành xử lý 02 loại thuốc Actinovate 1SP liều lượng 0,05 % và Anvil 5SC nồng độ 0,3 % phun 2 lần cánh nhau 7 ngày, lượng nước phun 2,5 lít/cây; bệnh xì mủ thân xử lý 02 loại thuốc Aliette 800WP nồng độ 0,2 % và Agri-fos 400 nồng độ 0,5 % phun 2 lần cách nhau 15 ngày, lượng nước phun 2 lít/cây.
Sau khi xử lý thuốc BVTV kết hợp với cắt tỉa cành bị bệnh, vệ sinh xung quanh gốc cây đã làm giảm đáng kể sự gây hại của bệnh khô cành và bệnh xì mủ. Đặc biệt có hiệu quả cao đối với bệnh xì mủ (có diện tích vết bệnh nhỏ hơn 01 cm2).
Nguyễn Khoa Thảo
Các tin khác
- Biện pháp phòng trừ kiến trên vườn cà phê - 19/10/2015
- Cây mai anh đào tại Đà Lạt nở hoa muộn - 27/04/2016
- Tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu - 18/11/2015
- Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng cây Magic-S trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 07/04/2017
- Lâm Đồng: Bình tuyển cây điều đầu dòng - 25/04/2015
- Hội thảo quản lý tổng hợp dịch hại, dinh dưỡng trên cây dâu tây và rau tại Lâm Đồng - 28/12/2015
- Hội nghị “Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nông dân trong và ngoài mô hình sản xuất rau an toàn theo QCVN 01:132/BNNPTNT và các đơn vị có liên quan thuộc dự án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn..." - 11/08/2017
- Kết quả điều tra sự ra hoa cây Mai Anh Đào năm 2015 tại thành phố Đà Lạt - 22/04/2015
- Một số đặc điểm chính của 19 cây điều đầu dòng tại Lâm Đồng - 01/06/2015
- Những hạn chế khi sử dụng Nebijin 0.3DP (Flusulfamide) phòng trừ bệnh ghẻ củ (Streptomyces scabies; Spongospora subterranea) hại cây khoai tây tại Lâm Đồng - 25/10/2016
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 11/08/2017
- Không sử dụng cà chua Vimina 1 và cà chua Hawaii 02 làm gốc ghép - 21/09/2017
- Kỹ thuật ghép cải tạo điều - 18/09/2015
- Cây cà chua đen tại Lâm Đồng - 07/07/2015
- Tập huấn văn bản pháp luật mới về giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2017 - 11/08/2017
- Nhận biết con trưởng thành của sâu đục thân mình trắng gây hại trên cà phê chè - 13/07/2015
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 17/03/2017
- Tập huấn công tác điều tra dự tính dự báo sinh vật hại cây trồng tại Lâm Đồng năm 2017 - 11/08/2017