Những hạn chế khi sử dụng Nebijin 0.3DP (Flusulfamide) phòng trừ bệnh ghẻ củ (Streptomyces scabies; Spongospora subterranea) hại cây khoai tây tại Lâm Đồng
- Được viết: 25-10-2016 16:01
Khoai tây là cây rau họ cà được trồng phổ biến tại các huyện Đơn Dương, Tp Đà Lạt và rải rác tại các huyện Lâm Hà và Lạc Dương, Đức Trọng. Diện tích canh tác hàng năm từ 1.400 -1.600ha, thời vụ chính là vụ Đông (trồng tháng 10-11 năm trước, thu hoạch tháng 1-2 năm sau), năng suất trung bình đạt 26 tấn/ha (năm 2015). Giống trồng chủ yếu là các giống PO3, 07, Atlantic, TK 96.1.
Khoai tây là cây rau họ cà được trồng phổ biến tại các huyện Đơn Dương, Tp Đà Lạt và rải rác tại các huyện Lâm Hà và Lạc Dương, Đức Trọng. Diện tích canh tác hàng năm từ 1.400 -1.600ha, thời vụ chính là vụ Đông (trồng tháng 10-11 năm trước, thu hoạch tháng 1-2 năm sau), năng suất trung bình đạt 26 tấn/ha (năm 2015). Giống trồng chủ yếu là các giống PO3, 07, Atlantic, TK 96.1.
Ghẻ củ là một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế quan trọng trên cây khoai tây. Hiện cây khoai tây có 2 loại bệnh ghẻ củ là ghẻ thường và ghẻ bột (ghẻ sao). Bệnh ghẻ bột được phát hiện đầu tiên năm 1984 ở Đức, bệnh phân bố chủ yếu ở Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và Nhật Bản, Trung Quốc; bệnh lây truyền qua đất và củ giống, bào tử cùa bệnh này tồn tại trong đất tới 6 năm mà vẫn còn khả năng sinh sống và truyền bệnh, nhiệt độ thích hợp từ 16-20°C, độ pH từ 4,7-7,6°C; bệnh ghẻ bột là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, Cục BVTV đã xử lý tiêu hủy nhiều lô hàng khoai tây giống nhập khẩu nhiễm bệnh ghẻ bột xuất xứ từ Scotland và Trung Quốc. Bệnh ghẻ thường có sự phân bố rộng, hiện diện trong tất cả các khu vực trồng khoai tây của Bắc Mỹ và châu Âu, châu Á (Keinath và Loria 1989); kết quả khảo sát ở Canada (2005) có 82% diện tích bị ảnh hưởng của bệnh ghẻ thường, ở HoKaido bệnh ghẻ thường gây thiệt hại từ 30 – 40% diện tích khoai tây.
Bệnh ghẻ củ khoai tây đã xuất hiện và gây hại phổ biến ở các vùng trồng khoai tây tại Lâm Đồng như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên khoai tây Lâm Đồng chủ yếu nhiễm bệnh ghẻ thường, chưa phát hiện bệnh ghẻ bột. Theo thống kê của Chi cục TT&BVTV Lâm Đồng, hàng năm có khoảng 150 – 230 ha khoai tây bị nhiễm bệnh ghẻ củ, tỷ lệ củ bị hại 4 - 10%, bệnh làm giảm năng suất và chất lượng củ đáng kể. Bệnh ghẻ thường gây hại nghiêm trọng trong mùa khô (vụ trồng chính ở Lâm Đồng) khi lượng nước tưới không đảm bảo. Bệnh phát triển mạnh do củ giống bị nhiễm bệnh từ vụ trước, ẩm độ cao và trên các ký chủ phụ khác. Bệnh ghẻ sao gây hại nghiêm trọng ở những vùng có khí hậu lạnh và ẩm. Để phòng trừ hiệu quả bệnh ghẻ củ khoai tây, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng hướng dẫn một số đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ như sau:
* Triệu chứng gây hại
- Bệnh ghẻ thường: chủ yếu gây hại ở giai đoạn khoai tây hình thành và phát triển củ. Triệu chứng điển hình trên củ là các vết đốm nhở ướt, hình tròn có màu nâu hoặc nâu đỏ, xung quanh vết bệnh sần sùi, có thể quan sát thấy các vết sùi lõm hình nhẫn trên bề mặt củ. Triệu chứng bệnh thường thể hiện rõ vào thời kỳ thu hoạch củ.
Bệnh ghẻ củ thường
- Bệnh ghẻ bột (ghẻ sao):
Bệnh gây hại hầu hết các bộ phận của cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng và cả giai đoạn sau thu hoạch. Nấm gây bệnh thường tấn công vào rễ và củ non. Vết bệnh trên rễ là các chấm nhỏ màu nâu đen, sau vết bệnh phát triển thành các vết sưng nhỏ có màu trắng sữa sau chuyển sang màu đen, kích thước khoảng 1 - 10mm. Bệnh nhiễm nặng có thể gây chết cây, trên thân và lá cây bệnh có các vết đốm chết hoại màu nâu.
Trên củ vết bệnh ban đầu là các vết đốm màu nâu tím, thường xuất hiện ở phần mắt củ, về sau vết bệnh phát triển và liên kết với nhau có thể chiếm tới 1/2 bề mặt củ, tạo ra các vết nứt sù xì trên bề mặt củ có hình chân chim hoặc hình sao. Trên mép vết bệnh nổi gờ, những vết nứt lồi lên, bên trong có chứa khối hạt màu nâu nhạt là đám bào tử của nấm gây bệnh.
Bệnh ghẻ củ bột
* Nguyên nhân gây bệnh:
- Bệnh ghẻ thường do xạ khuẩn Streptomyces scabies (Thaxter) gây ra. Ðây là loại vi sinh vật gây bệnh trung gian giữa vi khuẩn và nấm.
- Bệnh ghẻ sao do nấm Spongospora subterranea gây ra. Nấm gây hại thuộc họ Plasmodiophoraceae, bộ Plasmodiophorales, lớp Myxomycetes. Nấm gây bệnh là loài nấm cổ sinh nguyên bào, bào tử thường dính với nhau tạo thành khối hình trứng hoặc thon dài, mỗi khối bào tử chứa 1.000 – 1.500 bào tử nhỏ.
* Điều kiện phát sinh, phát triển
- Streptomyces scabies tồn tại trên tàn dư cây bệnh trong đất và gây hại ở các bộ phận của cây nằm dưới mặt đất. Streptomyces scabies phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300C, trong môi trường kiềm, tồn tại rất lâu trên củ. Bệnh hại nặng trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, đất khô, đặc biệt là khoai tây trồng ở chân đất cát pha. Streptomyces scabies có phạm vi ký chủ rộng gây hại trên một số cây trồng như củ cải, cà rốt, .. Bệnh hại mạnh trong điều kiện pH đất 5,5 - 7,5.
- Nấm Spongospora subterranea gây bệnh ghẻ bộtphát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, khoai tây trồng trên đất có thành phần cơ giới nặng, pH thấp. Nấm bệnh gây hại trên củ giống, tàn dư cây bệnh dưới dạng bảo tử tĩnh, bào tử nấm có thể tồn tại trong đất tới 6 năm và giữ được sức sống qua bộ máy tiêu hóa và tồn tại trong phân động vật.
* Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp kiểm dịch thực vật
- Kiểm soát, theo dõi chặt chẽ các lô hàng khoai tây nhập khẩu từ các nước về gieo trồng tại Việt Nam đặc biệt từ Trung Quốc, Scotland để ngăn ngừa bệnh ghẻ củ.
Biện pháp canh tác
- Luân canh khoai tây với các loại cây không phải là ký chủ của bệnh ghẻ củ như xà lách, đậu leo…. Không luân canh với các loại cây như củ cải, cà rốt…
- Sử dụng giống khoai tây kháng bệnh như Atlantic, giống sạch bệnh. Không sử dụng củ bệnh làm giống, không lấy giống từ những vùng trồng khoai tây nhiễm bệnh.
- Tưới nước đầy đủ đảm bảo ẩm độ của đất trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt là giai đoạn khoai tây hình thành củ cho đến khi thu hoạch.
- Sử dụng các loại phân bón vô cơ có tính axit để đảm bảo pH đất <5,5. Không bón phân chuồng chưa hoai mục.
- Xử lý củ giống trước khi bảo quản. Ngâm củ trong nước vôi 20% hoặc dung dịch Boocdo 1% trong 5-10 phút, phơi nắng nhẹ, để ráo sau đó mới đưa lên giàn bảo quản. Bảo quản củ khoai tây ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Biện pháp hóa học:
- Ở Việt Nam, Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng hiện chỉ có sản phẩm Nebijin 0.3DP (hoạt chất Flusulfamide) đăng ký phòng trừ bệnh ghẻ củ (chủ yếu ghẻ bột) hại khoai tây, liều lượng sử dụng 300 kg/ha (tương đương 900g ai/ha). Tuy nhiên ở Ireland; vụ đông 2015- 2016, Trung tâm nghiên cứu Gilat đã khảo nghiệm và xác định thuốc Nebijin 5SC (liều lượng sử dụng 15 lít/ha – tương đương 750g ai/ha) sử dụng theo phương pháp cày trộn đều vào đất kết hợp phun qua lá có hiệu lực khá tốt trong phòng trừ bệnh ghẻ củ hại khoai tây.
Như vậy việc đăng ký sử dụng Nebijin (hoạt chất Flusulfamide) phòng trừ bệnh ghẻ củ khoai tây giữa Việt Nam và thế giới có sự khác biệt về liều lượng và phương pháp xử lý. Ở Việt Nam, liều lượng khuyến cáo sử dụng khá cao (300kg Nebijin 0.3DP/ha), toàn bộ lượng thuốc được sử dụng để xử lý đất trước khi trồng. Nebijin là thuốc hóa học nhóm độc II, cây khoai tây là cây lương thực nhưng đồng thời cũng là 01 loại rau ăn củ, do đó với liều lượng sử dụng trên có nguy cơ ảnh hưởng về dư lượng trong sản phẩm. Việt Nam chưa có quy định về mức dư lượng tối đa cho phép củaFlusulfamide đối với khoai tây, tuy nhiên theo quy định của EU, MRL của Flusulfamide đối với cây khoai tây là 0.02mg/kg.
Nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu quả sản phẩm Nebijin (hoạt chất Flusulfamide) trong phòng trừ bệnh ghẻ củ hại khoai tây, thời gian tới Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng sẽ triển khai các khảo nghiệm, mô hình về đánh giá hiệu quả, mức dư lượng của thuốc Nebijin (hoạt chất Flusulfamide) ở các liều lượng, phương pháp xử lý khác nhau để kiến nghị Cục BVTV, công ty CP Cửu Long (đơn vị cung ứng thuốc Nebijin) khuyến cáo sử dụng phù hợp nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển thương hiệu khoai tây địa phương.
- Ngoài việc sử dụng Nebijin phòng trừ bệnh ghẻ củ hại khoai tây, một số nước đã khảo nghiệm và khuyến cáo sử dụng Sulphat Copper (liều lượng 22 – 50kg/ha) hoặc, Fluazinam 500g/lít (liều lượng 5 lít/ha) hoặc sử dụng chế phẩm sinh học Bacilus subtilis; Metam sodium (nhóm thuốc Carbamat) để phòng trừ bệnh ghẻ củ.
Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Nhận biết con trưởng thành của sâu đục thân mình trắng gây hại trên cà phê chè - 13/07/2015
- Một số đặc điểm chính của 19 cây điều đầu dòng tại Lâm Đồng - 01/06/2015
- Hội nghị “Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nông dân trong và ngoài mô hình sản xuất rau an toàn theo QCVN 01:132/BNNPTNT và các đơn vị có liên quan thuộc dự án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn..." - 11/08/2017
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 11/08/2017
- Cây mai anh đào tại Đà Lạt nở hoa muộn - 27/04/2016
- Không sử dụng cà chua Vimina 1 và cà chua Hawaii 02 làm gốc ghép - 21/09/2017
- Tập huấn công tác điều tra dự tính dự báo sinh vật hại cây trồng tại Lâm Đồng năm 2017 - 11/08/2017
- Lâm Đồng: Bình tuyển cây điều đầu dòng - 25/04/2015
- Tập huấn văn bản pháp luật mới về giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2017 - 11/08/2017
- Hội thảo quản lý tổng hợp dịch hại, dinh dưỡng trên cây dâu tây và rau tại Lâm Đồng - 28/12/2015
- Cây cà chua đen tại Lâm Đồng - 07/07/2015
- Kết quả điều tra sự ra hoa cây Mai Anh Đào năm 2015 tại thành phố Đà Lạt - 22/04/2015
- Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng cây Magic-S trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 07/04/2017
- Biện pháp phòng trừ kiến trên vườn cà phê - 19/10/2015
- Tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu - 18/11/2015
- Kỹ thuật ghép cải tạo điều - 18/09/2015
- Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh xì mủ thân, khô cành trên cây mai anh đào tại Tp. Đà Lạt - 02/04/2013
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 17/03/2017