Nhận biết con trưởng thành của sâu đục thân mình trắng gây hại trên cà phê chè
- Được viết: 13-07-2015 14:17
Trong thời gian vừa qua, sâu đục thân mình trắng tiếp tục gây hại nặng trên cây cà phê chè tại nhiều địa phương trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên,một số người dân vẫn chưa nhận biết chính xác được thành trùng của sâu đục thân mình trắng, thường hay nhầm lẫn với các loại côn trùng khác. Trong đó, người dân thường hay nhầm lẫn với thành trùng của bọ hổ (bù xòe) là chủ yếu. Do vậy, hiệu quả của công tác phòng trừ không cao. Chi cục bảo vệ thực vật đưa ra một số đặc điểm để người dân phân biệt thành trùng giữa sâu đục thân mình trắng và
Thành trùng Sâu đục thân mình trắng Thành trùng Bọ hổ
Tiêu chí |
Sâu đục thân mình trắng |
Bọ hổ |
Hình dáng |
- Trưởng thành Thuộc họ xén tóc dài 17-18mm, ngang 5-7mm. Râu đầu thẳng và có nhiều đốt. Cánh cứng màu đen có các khoang đen hình chữ nhân xen kẽ các vạch trắng xám cũng hình chữ nhân. Lưng ngực màu vàng xám. |
- Trưởng thành Thuộc họ bọ chân chạy dài 18 – 22 mm, ngang 6-9 mm. Râu đầu màu xanh óng và có nhiều đốt. Cánh cứng màu đen xanh có vạch trắng ngang. Ở giữa có vạch màu đỏ hình thánh giá. Càng sắc khỏe. Chân cao dài mảnh, màu xanh đỏ, có giác bám. Mắt phồng lớn. |
Tập tính |
- Hoạt động mạnh khi nhiệt độ và độ ẩm cao, ánh sáng nhiều. - Bay theo phương vuông góc khi tiếp cận cây để đẻ trứng. |
- Ưa nắng, hay ra chỗ trống trải nằm phơi nắng. Chạy rất nhanh, có khả năng di chuyển trên đị hình đá nhẵn nhờ giác bám ở chân. - Cả con trưởng thành và ấu trùng đều anh thịt. |
Tác hại |
- Sâu non đục sâu trong thân làm cây không vận chuyển được làm cây gãy đổ từ chỗ đục trở lên. |
- Bọ Hổ là loài ăn côn trùng chưa ghi nhận tác hại đối với cây cà phê chè. |
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân mình trắng:
- Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Tạo hình sửa cành, tạo cho cây có một hình thù cân đối, thân cây được che phủ từ trên xuống dưới.
- Bảo vệ thiên địch, loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert ký sinh trên giai đoạn sâu non của sâu đục thân mình trắng.
- Dùng bẫy đèn thu hút trưởng thành và tiêu diệt.
- Thường xuyên thăm vườn hiện phát sớm con trưởng thành; các cây bị gây hại, cưa bỏ kịp thời và đem tiêu hủy để diệt nguồn bệnh.Thông thường trưởng thành vũ hóa vào tháng 3 - 4 và tháng 8-9 hàng năm. Khi trưởng thành xuất hiện rộ, sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha), Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha), lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở.
Lê Đỗ Hoàng Việt
Các tin khác
- Kết quả điều tra sự ra hoa cây Mai Anh Đào năm 2015 tại thành phố Đà Lạt - 22/04/2015
- Tập huấn văn bản pháp luật mới về giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2017 - 11/08/2017
- Không sử dụng cà chua Vimina 1 và cà chua Hawaii 02 làm gốc ghép - 21/09/2017
- Tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu - 18/11/2015
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 11/08/2017
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 17/03/2017
- Hội thảo quản lý tổng hợp dịch hại, dinh dưỡng trên cây dâu tây và rau tại Lâm Đồng - 28/12/2015
- Cây mai anh đào tại Đà Lạt nở hoa muộn - 27/04/2016
- Tập huấn công tác điều tra dự tính dự báo sinh vật hại cây trồng tại Lâm Đồng năm 2017 - 11/08/2017
- Kỹ thuật ghép cải tạo điều - 18/09/2015
- Cây cà chua đen tại Lâm Đồng - 07/07/2015
- Hội nghị “Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nông dân trong và ngoài mô hình sản xuất rau an toàn theo QCVN 01:132/BNNPTNT và các đơn vị có liên quan thuộc dự án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn..." - 11/08/2017
- Một số đặc điểm chính của 19 cây điều đầu dòng tại Lâm Đồng - 01/06/2015
- Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh xì mủ thân, khô cành trên cây mai anh đào tại Tp. Đà Lạt - 02/04/2013
- Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng cây Magic-S trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 07/04/2017
- Lâm Đồng: Bình tuyển cây điều đầu dòng - 25/04/2015
- Biện pháp phòng trừ kiến trên vườn cà phê - 19/10/2015
- Những hạn chế khi sử dụng Nebijin 0.3DP (Flusulfamide) phòng trừ bệnh ghẻ củ (Streptomyces scabies; Spongospora subterranea) hại cây khoai tây tại Lâm Đồng - 25/10/2016