Kỹ thuật ghép cải tạo điều
- Được viết: 18-09-2015 10:12
Ghép cải tạo điều là một trong các nội dung của đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020. Hiện nay cục Trồng trọt đã Ban hành quy trình tạm thời về ghép cải tạo điều. Để giúp bà con áp dụng có hiệu quả, Chi cục BVTV Lâm Đồng giới thiệu quy trình có hình ảnh kèm theo như sau:
Trong vườn điều trước đây trước đây một số vườn trồng bằng cây thực sinh vì vậy nhiều cây ra hoa đậu trái ít, thâm chí một số vườn trồng bằng điều ghép hiện nay năng suất vẫn rất thấp. Các vườn điều tuổi còn nhỏ, nếu chặt bỏ trồng mới sẽ rất lãng phí. Vì vậy cần tiến hành ghép cải tạo.
Trước đây, cũng đã có chương trình ghép cải tạo nhưng chưa thành công vì phương pháp chưa phù hợp, ghép gần gốc nên dễ bị chẻ, đổ ngã. Hiện nay một số vườn ở Bình Phước đã thành công trong việc ghép cải tạo điều.
Các bước thực hiện trong quá trình ghép cải tạo
Bước 1: Chọn các cây cần ghép
Trong vườn không phải cây nào cũng phải ghép, trước hết chọn các cây hàng năm ra hoa đậu quả kém ưu tiên ghép trước, sau đó chọn các cây tuy có trái nhiều nhưng trái nhỏ, tỷ lệ thu hồi nhân thấp.
Bước 2: Tạo gốc ghép
Phương pháp ghép trực tiếp lên cành cần ghép: Chọn các cành cần ghép sau đó cưa bỏ phần phía trên, xử lý vết cắt bằng mỡ hoặc thuốc trừ nấm bệnh để vết cắt liền da.
Phương pháp tạo chồi ghép mới: Có thể chọn các cành mọc sẵn trên cây để tiến hành ghép hoặc cắt tỉa tạo chồi mới để ghép
Trường hợp 1: có thể ghép trực tiếp Trường hợp 2: Chọn chồi vượt mọc sẵn
trên cành tại vị trí muốn ghép ở vị trí thích hợp trên thân/cành chính
hoặc tạo vết thương cơ giới
kích thích mọc chồi ở vị trí thích hợp làm chồi gốc ghép.
- Trường hợp 3: Cắt bỏ ngọn của thân/cành chính để tạo chồi gốc ghép,
sau khi các chồi mọc, giữ lại mỗi cành 2-3 chồi để ghép.
Đối với chồi mới mọc: chọn chồi gốc ghép có 5 - 7 cặp lá, đường kính từ 1,0 cm - 1,5 cm, chiều cao từ 40 cm - 50 cm, tại thời điểm chuẩn bị ghép, màu vỏ chồi gốc ghép hóa nâu và không bị sâu bệnh hại.
Bước 3: Chuẩn bị chồi ghép
- Chồi ghép được lấy từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng/vườn nhân chồi ghép được bình tuyển theo quy định.
- Tiêu chí cây đầu dòng: tuổi cây từ 8 năm trở lên, năng suất ít nhất 3 năm liên tục đạt trên 3 tấn/ha, ổn định qua nhiều năm thu hoạch; chất lượng cao có tỷ lệ nhân trên 28 %, ít hơn 170 hạt/kg.
- Đối với nông hộ tự ghép cải tạo vườn điều của mình, có thể tuyển chọn cây điều ưu tú nhất tại vườn để lấy chồi ghép. Tiêu chí cây điều ưu tú tương tự như tiêu chí cây đầu dòng nêu trên.
- Thời điểm lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị ra đợt lá mới.
- Tiêu chuẩn chồi ghép:
+ Chồi chuẩn bị ra đọt có màu xanh, nhưng không quá già;
+ Chồi nằm ở phía ngoài tán cây;
+ Ðường kính chồi lớn hơn 0,6 cm;
+ Chiều dài chồi từ 7 - 10 cm;
+ Không có vết sâu bệnh.
- Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ lá, giữ chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp (sử dụng nước đá ở đáy thùng, có lớp ngăn cách với chồi ghép đảm bảo đủ mát), đậy kín thùng xốp và bảo quản nơi thoáng mát, sử dụng chồi không quá 4 ngày.
Bước 4: Tiến hành ghép
- Kỹ thuật ghép áp: Dùng dao ghép cắt vát cành gốc ghép tạo bề mặt phẳng dài 3 cm đến 4 cm, chồi ghép được cắt vát tương tự để khít lên nhau. Dùng dây ni lông mỏng, dẻo, dài buộc vết ghép, quấn từ dưới lên trên đỉnh cành ghép.
- Kỹ thuật ghép nêm: Tiến hành cắt và chẻ đôi gốc ghép (cành ghép), sâu khoảng 3 cm - 4 cm, chồi ghép được cắt vát về 2 phía đối diện tạo hình nêm dài khoảng 3 cm - 4 cm; đặt khít vào vết chẻ của gốc ghép. Dùng dây ni lông: rộng 2 - 3 cm, dài 40 - 50 cm, quấn 4 - 6 vòng vừa chặt tay quanh điểm tiếp ghép và quấn 01 lớp bao kín toàn bộ chồi ghép và buộc chặt.
* Chú ý:
- Có thể ghép quanh năm khi cây điều cần cải tạo có chồi gốc ghép đủ tiêu chuẩn. Khi ghép chồi vào giai đoạn mùa khô phải chủ động nước tưới.
- Thời gian tiến hành ghép tốt nhất vào sáng sớm, trời mát, tốt nhất từ 6 giờ đến 10 giờ sáng, chú ý chuẩn bị chồi ghép từ chiều hôm trước.
- Không ghép lúc nắng to hay sau khi dứt cơn mưa và lá còn ướt.
Đối với cây điều cần ghép cải tạo, năm đầu tiên có thể chỉ ghép 1 phía của cây, khi cành ghép phát triển cho quả ổn định mới cắt ngọn của cành đó. Những năm tiếp theo (năm thứ 2 - 3) ghép cuốn chiếu cành còn lại, khi cành ghép phát triển ổn định cho năng suất khá, tiến hành cắt hết thân, cành cũ.
Khi cắt bỏ thân cây, mặt cắt phải nghiêng về phía mặt đất, sau đó sử dụng hoá chất diệt sâu, bệnh bôi đều trên mặt cắt.
Bước 5: Chăm sóc vườn điều sau ghép cải tạo
- Sau khi ghép cần tưới đủ nước, tỉa các chồi nách (chồi dại) của cây gốc ghép, làm sạch cỏ và phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Cành ghép được tháo dây (nếu dùng dây ghép không tự hoại) ghép sau 6 - 8 tuần, khi chồi có 3 tầng lá trở lên.
Sau ghép 45 ngày Cành ghép sau 4 năm
Cây ghép cải tạo hoàn chỉnh
Chi cục BVTV Lâm Đồng
Các tin khác
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 11/08/2017
- Tập huấn công tác điều tra dự tính dự báo sinh vật hại cây trồng tại Lâm Đồng năm 2017 - 11/08/2017
- Hội thảo quản lý tổng hợp dịch hại, dinh dưỡng trên cây dâu tây và rau tại Lâm Đồng - 28/12/2015
- Kết quả điều tra sự ra hoa cây Mai Anh Đào năm 2015 tại thành phố Đà Lạt - 22/04/2015
- Những hạn chế khi sử dụng Nebijin 0.3DP (Flusulfamide) phòng trừ bệnh ghẻ củ (Streptomyces scabies; Spongospora subterranea) hại cây khoai tây tại Lâm Đồng - 25/10/2016
- Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh xì mủ thân, khô cành trên cây mai anh đào tại Tp. Đà Lạt - 02/04/2013
- Tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu - 18/11/2015
- Nhận biết con trưởng thành của sâu đục thân mình trắng gây hại trên cà phê chè - 13/07/2015
- Lâm Đồng: Bình tuyển cây điều đầu dòng - 25/04/2015
- Hội nghị “Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nông dân trong và ngoài mô hình sản xuất rau an toàn theo QCVN 01:132/BNNPTNT và các đơn vị có liên quan thuộc dự án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn..." - 11/08/2017
- Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng cây Magic-S trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 07/04/2017
- Một số đặc điểm chính của 19 cây điều đầu dòng tại Lâm Đồng - 01/06/2015
- Tập huấn văn bản pháp luật mới về giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2017 - 11/08/2017
- Biện pháp phòng trừ kiến trên vườn cà phê - 19/10/2015
- Cây mai anh đào tại Đà Lạt nở hoa muộn - 27/04/2016
- Cây cà chua đen tại Lâm Đồng - 07/07/2015
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 17/03/2017
- Không sử dụng cà chua Vimina 1 và cà chua Hawaii 02 làm gốc ghép - 21/09/2017