Hội thảo quản lý tổng hợp dịch hại, dinh dưỡng trên cây dâu tây và rau tại Lâm Đồng
- Được viết: 28-12-2015 11:34
Ngày 21/12/2015, chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Trường đại học Đà Lạt tổ chức hội thảo Quản lý tổng hợp dịch hại, dinh dưỡng trên dâu tây và rau tại Lâm Đồng. Tham dự Hội thảo có hơn 40 đại biểu là đại diện các cơ quan, đơn vị và nông dân sản xuất dâu tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
Nội dung hội thảo đề cấp đến Cơ sở khoa học và thực tiễn để đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dâu tây; hướng dẫn về công tác Bảo vệ thực vật trên cây dâu tây tại Lâm Đồng; Quy trình kỹ thuật trồng dâu tây tại Lâm Đồng và Quy trình quản lý tổng hợp tuyến trùng hại rau.
Tại hội thảo, Chi cục BVTV Lâm Đồng giới thiệu một số dịch hại phổ biến trên cây dâu tây như: bệnh mốc xám, thối trái, thán thư, xì mủ, phấn trắng, đốm đỏ, thối đen rễ, nhện đỏ v.v.. Đối với dâu tây trồng trong nhà kính, đối tượng bọ trĩ, nhện đỏ xuất hiện quanh năm và gây hại nhiều vào mùa khô. Đối với dâu tây trồng ngoài trời chủ yếu bệnh mốc xám, xì mủ, thối lá gây hại.
Qua điều tra cho thấy, có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật người dân sử dụng không có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây dâu tây và qua kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật các mẫu dâu đều cho kết quả an toàn. Hội thảo cũng nêu lên một số khó khăn trong sản xuất dâu tây như thuốc BVTV đăng ký sử dụng trên cây dâu tây còn ít, nguồn giống không đảm bảo, hầu hết nông dân tự nhân giống, dâu trồng ngoài trời phụ thuộc thời tiết, việc quản lý dinh dưỡng không đồng bộ… Thông qua hội thảo, các chuyên gia nông nghiệp đã phân tích những vấn đề trong phòng trừ sâu bệnh hại trên dâu tây và rau tại Lâm Đồng, từ đó đề ra các giải pháp phòng trừ hiệu quả, nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho các mặt hàng nông sản này. Đồng thời, hội thảo cũng đã đề xuất định hướng nghiên cứu và phát triển cây dâu tây trong thời gian tới với việc ứng dụng nhanh công nghệ sinh học hiện có vào sản xuất và phòng trừ sâu bệnh hại, nhập nội và hỗ trợ sản xuất thử nghiệm một số loài thiên địch ký sinh, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV, thu gom và xử lý bao bì sau khi sử dụng.
Chi cục BVTV Lâm Đồng
Các tin khác
- Những hạn chế khi sử dụng Nebijin 0.3DP (Flusulfamide) phòng trừ bệnh ghẻ củ (Streptomyces scabies; Spongospora subterranea) hại cây khoai tây tại Lâm Đồng - 25/10/2016
- Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh xì mủ thân, khô cành trên cây mai anh đào tại Tp. Đà Lạt - 02/04/2013
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 17/03/2017
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 11/08/2017
- Kết quả điều tra sự ra hoa cây Mai Anh Đào năm 2015 tại thành phố Đà Lạt - 22/04/2015
- Lâm Đồng: Bình tuyển cây điều đầu dòng - 25/04/2015
- Tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu - 18/11/2015
- Cây cà chua đen tại Lâm Đồng - 07/07/2015
- Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng cây Magic-S trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 07/04/2017
- Tập huấn công tác điều tra dự tính dự báo sinh vật hại cây trồng tại Lâm Đồng năm 2017 - 11/08/2017
- Cây mai anh đào tại Đà Lạt nở hoa muộn - 27/04/2016
- Biện pháp phòng trừ kiến trên vườn cà phê - 19/10/2015
- Hội nghị “Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nông dân trong và ngoài mô hình sản xuất rau an toàn theo QCVN 01:132/BNNPTNT và các đơn vị có liên quan thuộc dự án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn..." - 11/08/2017
- Tập huấn văn bản pháp luật mới về giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2017 - 11/08/2017
- Một số đặc điểm chính của 19 cây điều đầu dòng tại Lâm Đồng - 01/06/2015
- Không sử dụng cà chua Vimina 1 và cà chua Hawaii 02 làm gốc ghép - 21/09/2017
- Nhận biết con trưởng thành của sâu đục thân mình trắng gây hại trên cà phê chè - 13/07/2015
- Kỹ thuật ghép cải tạo điều - 18/09/2015