Biện pháp phòng trừ kiến trên vườn cà phê
- Được viết: 19-10-2015 15:41
KKiến là côn trùng thuộc họ Formicidae, bộ cánh màng Hymenoptera. Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.
Trên vườn cà phê có nhiều loài kiến sống và làm tổ như kiến vàng (Oecophylla smaragdina), kiến đen (Dolichoderus thoracicus), kiến lửa đỏ (Solenopsis invicta), kiến lửa nhỏ (Wasmannia auropunctata),…. Đa số các loài kiến là những thiên địch có ích trong vườn cà phê (thiên địch của các loài sâu đục thân, mọt đục cành, ve sầu, các loại rầy rệp, …). Tuy nhiên cũng có loài gây hại trực tiếp như hút nhựa cây, cắn rách lá, na đất lên cây xây tổ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê, kiến còn là vật trung gian giúp các loại rệp có thể lan truyền, phát tán từ cây này sang cây khác. Trong mùa thu hoạch, kiến còn gây khó khăn cho người trực tiếp thu hái.
Đối với bà con canh tác cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thường chỉ chú trọng tới kiến trong mùa thu hoạch bởi vì nó gây khó khăn cho người trực tiếp thu hái như tiết ra chất thải làm cay mắt, kiến cắn gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Một số bà con nông dân sử dụng biện pháp dùng bình thuốc diệt muỗi nhỏ (hoạt chất Cypermethrin) xịt trực tiếp vào ổ để diệt kiến trong lúc thu hoạch. Một số khác thì áp dụng biện pháp làm bẫy bã để diệt kiến bằng thuốc có hoạt chất Fipronil.
Hiện nay, hoạt chất Fipronil chưa được đăng ký sử dụng để phòng trừ kiến, đồng thời vùng cà phê tại một số huyện có trồng xen với cây chè nên không được khuyến cáo sử dụng hoạt chất này để diệt kiến vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nguyên liệu chè.
Để phòng trừ kiến hiệu quả Chi cục BVTV Lâm Đồng hướng dẫn áp dụng các biện pháp sau:
Vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn sạch các cành cây khô, cỏ rác trong vườn để không cho kiến có nơi ẩn náu.
Để diệt kiến có thể dùng thuốc xịt muỗi với quy mô vườn nhỏ, nếu nơi có diện tích lớn thì cần thiết phải làm bã mồi diệt kiến hiệu quả và rẻ tiền.
Việc sử dụng các loại bã mồi để thu hút và tiêu diệt kiến đang được khuyến khích ứng dụng rộng rãi, hạn chế dùng thuốc BVTV phun trực tiếp lên cây nhằm bảo vệ môi trường và dư lượng thuốc tồn lưu trong sản phẩm lúc thu hoạch. Nên dùng thuốc xua đuổi hơn là tiêu diệt kiến.
Có thể sử dụng hàn the (borac, natri tetraborat - được xem là thuốc trừ sâu thiên nhiên) trộn với bơ đậu phộng hoặc mật ong, kiến sẽ mang thức ăn vào tổ cho cả đàn cùng ăn và sẽ tiêu diệt cả đàn kiến.
Trường hợp khi mật độ kiến xuất hiện cao và gây hại nhiều trên cây cà phê trong vườn thì dùng thuốc chuyên dụng đăng ký trong dang mục thuốc được phép sử dụng gốc Alpha - Cypermethrin (Alpha 10SC, Motox 2.5EC liều lượng 0,8 – 1,2 lít/ha), Cypermethrin (Tungrin 5EC, sử dụng với liều lượng 1,8 – 2 lít/ha) để phun diệt kiến.
Chú ý không nên sử dụng bã và thuốc thường xuyên để diệt kiến vì các loài kiến có ích sẽ đến ăn và bị tiêu diệt, dễ làm phát sinh các loài sâu hại trên vườn cà phê. Chỉ nên phun thuốc những cây có kiến và không được phun thuốc trước thu hoạch 14 ngày.
Vy Thế Vũ
Các tin khác
- Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng cây Magic-S trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 07/04/2017
- Một số đặc điểm chính của 19 cây điều đầu dòng tại Lâm Đồng - 01/06/2015
- Không sử dụng cà chua Vimina 1 và cà chua Hawaii 02 làm gốc ghép - 21/09/2017
- Nhận biết con trưởng thành của sâu đục thân mình trắng gây hại trên cà phê chè - 13/07/2015
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 17/03/2017
- Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh xì mủ thân, khô cành trên cây mai anh đào tại Tp. Đà Lạt - 02/04/2013
- Hội thảo quản lý tổng hợp dịch hại, dinh dưỡng trên cây dâu tây và rau tại Lâm Đồng - 28/12/2015
- Cây mai anh đào tại Đà Lạt nở hoa muộn - 27/04/2016
- Cây cà chua đen tại Lâm Đồng - 07/07/2015
- Kết quả điều tra sự ra hoa cây Mai Anh Đào năm 2015 tại thành phố Đà Lạt - 22/04/2015
- Hội nghị “Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nông dân trong và ngoài mô hình sản xuất rau an toàn theo QCVN 01:132/BNNPTNT và các đơn vị có liên quan thuộc dự án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn..." - 11/08/2017
- Tập huấn công tác điều tra dự tính dự báo sinh vật hại cây trồng tại Lâm Đồng năm 2017 - 11/08/2017
- Lâm Đồng: Bình tuyển cây điều đầu dòng - 25/04/2015
- Tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu - 18/11/2015
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 11/08/2017
- Những hạn chế khi sử dụng Nebijin 0.3DP (Flusulfamide) phòng trừ bệnh ghẻ củ (Streptomyces scabies; Spongospora subterranea) hại cây khoai tây tại Lâm Đồng - 25/10/2016
- Tập huấn văn bản pháp luật mới về giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2017 - 11/08/2017
- Kỹ thuật ghép cải tạo điều - 18/09/2015