Hội nghị "Đánh giá thực trạng và đề xuất quản lý cây giống invitro trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng"
- Được viết: 14-08-2018 12:13
HỘI NGHỊ
Đánh giá thực trạng và đề xuất quản lý cây giống invitro trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng hiện có 51 cơ sở nuôi cấy mô giống cây trồng, với 394 box cấy, chủ yếu tập trung tại thành phố Đà Lạt, với 44 cơ sở và Đức Trọng 02 cơ sở, Bảo Lâm 01 cơ sở, Bảo Lộc 03 cơ sở, Lạc Dương 01 cơ sở. Trong đó, có 46 cơ sở nuôi cấy mô trên rau, hoa với 384 box cấy (sản xuất trên 45 triệu cây giống/năm) và 05 cơ sở nhân nuôi cấy nấm (sản xuất 03 tấn nấm mỡ, 0.46 tấn nấm khô đông trùng hạ thảo, 20.000 phôi nấm đông trùng hạ thảo/năm). Tất cả các cơ sở đều có đầy đủ 03 phòng: Phòng chuẩn bị môi trường, phòng cấy vô trùng, phòng nuôi để nhân giống.
Việc ứng dụng biện pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng đã góp phần vào hiện đại hóa trong sản xuất rau, hoa của tỉnh, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nuôi cấy mô vẫn còn gặp nhiều khó khăn như việc tuyển chọn cây mẹ, thiếu quy trình nhân nuôi, nguồn nhân lực công nghệ cao được đào tạo chuyên ngành còn hạn chế, chưa có quy định cụ thể đối với các cơ sở sản xuất nuôi cấy mô, các cơ sở vườn ươm chưa thực hiện tốt việc quản lý dịch hại trong sản xuất, vì vậy nguy cơ virus phát sinh và gây hại rất cao, ảnh hưởng đến sản xuất ngoài đồng ruộng.
Hôm nay (ngày 14/8/2018) Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức Hội nghị “Đánh giá thực trạng và đề xuất quản lý cây giống invitro trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở nuôi cấy mô, làm cơ sở đề xuất điều chỉnh một số quy định quản lý sản xuất, kinh doanh giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.
Tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng và ông Đào Văn Toàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng.
Tham dự Hội nghị có đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Trường Đại học Đà Lạt; Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên; Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt; Trường Cao đẳng Kinh tế Bảo Lộc,… và hơn 60 đại biểu đại diện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống nuôi cấy invitro trên địa bàn tỉnh. Các phóng viên Đài Truyền thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng về dự và đưa tin.
Hội nghị đã nghe báo cáo "Đánh giá thực trạng, đề xuất quản lý cây giống invitro" và dự thảo “Quy định tiêu chuẩn cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Hội nghị đã nghe 6 bài tham luận của đại diện Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên; Trung tâm Nghiên cứu Khoa tây, Rau & Hoa; Công ty CP Rừng hoa Đà Lạt; Công ty TNHHTB KHKT Trung Hải; Trường Đại học Đà Lạt, Hiệp hội Hoa Đà Lạt và nhiều ý kiến phát biểu từ đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống invitro. Tập trung vào các vấn đề chính như: Chia sẻ những công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm trong chọn tạo, sản xuất giống invitro; các giải pháp quản lý dịch hại đối với cây mẹ và cây con trong vườn ươm đảm bảo tiêu chuẩn theo công bố; ứng dụng kiểm tra virus bằng phương pháp elisa và Immonustrip. Áp dụng biện pháp quản lý bọ trĩ và virus gây hại cây cà chua và hoa cúc (Phối hợp 2 sản phẩm để phòng trừ: Họat chất Ningnanmycin 50gr/kg - Sản phẩm Supercin 50WP; hoạt chất Thiaclorid 50gr/kg - Sản phẩm ZorKet 450WWP). Đồng thời nghe ý kiến chia sẻ của đại diện Hiệp hội Hoa Đà Lạt về việc hình thành, phân cấp các cơ sở trong việc nghiên cứu, chọn lọc và sản xuất giống, cụ thể: Các Viện, Trường, Trung tâm và các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện công tác nghiên cứu, chọn lọc, sản xuất giống gốc (giống mẹ) và các cơ sở nhỏ lẻ chỉ thực hiện việc nhân cấy phục vụ sản xuất. Trong công tác bảo vệ thực vật, Đề nghị Sở Nông nghiệp & BVTV cho phép và phối hợp với doanh nghiệp triển khai các mô hình, khảo nghiệm ứng dụng tiến bộ KHKT trong quản lý dịch hại trên rau, hoa. Cần có sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn, các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu và các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng quy trình nhân cấy giống, quản lý dịch hại và tiêu chuẩn cơ sở từng loại giống cây trồng; đặc biệt là đầu tư kinh phí để nghiên cứu, chọn tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh.
Các ý kiến, đề xuất của các tổ chức, cơ sở đã được chủ trì Hội nghị giải đáp đầy đủ. Kết thúc Hội nghị, ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV đã kết luận một số nội dung chính như sau: Trong thời gian tới sẽ đề xuất thực hiện các đề tài nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất giống cây trồng đảm bảo tiêu chuẩn sạch bệnh để cung ứng cho các cơ sở nhân giống trên địa bàn. Hoàn thiện dự thảo quản lý cây giống invitro theo quy mô và cấp sản xuất để đề xuất điều chỉnh, bổ sung vào Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. Hàng năm, sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm đánh giá kết quả, chia sẻ kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật mới và thông tin về nhu cầu sản xuất giống hoa xuất khẩu, nhất là xuất khẩu cây giống invitro sang các thị trường có tiềm năng như Bỉ, Hà Lan,... Từng bước nâng cấp, hiện đại hóa sản xuất giống rau hoa đạt tiêu chuẩn, sạch bệnh đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Trong công tác quản lý, Sở nông nghiệp & PTNT sẽ phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện sản xuất ở các cơ sở, chất lượng cây giống invitro và cây giống trước khi xuất vườn; qua đó, sẽ giới thiệu những cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, cây giống có chất lượng tốt, sạch bệnh cho sản xuất và khắc phục những hạn chế, tồn tại của các cơ sở không đạt tiêu chuẩn.
Với tinh thần làm việc tích cực, cởi mở - Hội nghị đã thành công tốt đẹp; đã đưa ra được một số giải pháp nhằm quản lý tốt cây giống nuôi cấy mô trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Một số hình ảnh tại Hội nghị
Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng: Khai mạc Hội nghị
Ông Đào Văn Toàn - Phó Chi cục trưởng: Thông qua dự thảo “Quy định tiêu chuẩn
cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống nuôi cấy mô”
GS-TS Dương Tấn Nhựt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên: Phát biểu tham luận
Toàn cảnh Hội nghị
Phòng Hành chính Tổng hợp
Các tin khác
- Hội nghị Các giải pháp tăng cường công tác quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2013 - 22/12/2013
- Lâm Đồng công nhận nguồn giống cây cà phê đầu dòng Xanh lùn (TS5) - 11/06/2018
- Nông dân Lâm Hà vững vàng làm kinh tế giỏi - 14/08/2024
- Kết quả thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tảo giống cà phê giai đoạn 2013-2019 và kế hoạch, giái pháp trong thời gian tới - 10/12/2019
- Tăng năng lực xuất khẩu cho nông sản Lâm Đồng - 22/04/2024
- Sau hoa lay ơn đến rau củ làm thức ăn cho bò - 20/02/2014
- Chuyện mới từ bông atiso - 18/08/2015
- Tình hình sản xuất cây chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 27/01/2022
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở - 29/12/2019
- Tăng vượt trội lợi nhuận từ “3 cây liên kết” - 14/06/2024
- Bốn điểm sáng xây dựng nông thôn mới tại Lâm Đồng - 20/02/2014
- Thông báo mở lớp tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón (đợt 2) - 21/08/2019
- Hội nghị tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - 01/11/2019
- Danh sách cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả còn hiệu lực - 29/12/2019
- Bàn giao nhà mái ấm Syngenta - 15/01/2019
- Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn - 10/09/2014
- Ka Ðô: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại - 25/03/2024
- Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa invitro - 23/08/2018
- Hội thảo “Sản xuất cây giống họ cà sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn cơ sở xuất vườn” - 25/09/2018
- Tình hình thực hiện chuyển đổi giống cây trồng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 10/12/2024