Thống kê truy cập

4345777
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
3113
17037
53370
4345777

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 01 năm 2012

         SỞ NN & PTNT LÂM ĐỒNG            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                Số: 03/TB-BVTV                         Lâm Đồng, ngày 16  tháng 01 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 07 đến ngày 13 tháng 01 năm 2012

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

       Trong tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa nhẹ vài nơi, ngày nắng gián đoạn, có mưa rào nhẹ vài nơi, lượng mưa phổ biến đạt thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng: 5.650,2 ha)

- Rầy nâu: Mật độ trung bình 454,6 con/m2, cao 11.200 con/m2. Tổng diện tích nhiễm rầy nâu trên toàn tỉnh là 3.307 ha trong đó nhiễm nhẹ 716 ha, nhiễm trung bình 313,4 ha, nhiễm nặng 70,8 ha. Diện tích còn lại 2.206,8 ha nhiễm ở mật độ 100 - 450 con/m2. Diện tích nhiễm rầy tăng 1.110,6 ha so với kỳ trước.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Nhiễm tại Đạ Huoai, Cát Tiên trên diện tích 135 ha, mật độ 3,2 - 25 con/m2, giảm 120 ha.

- Vàng lá sinh lý: nhiễm tại Cát Tiên 105,8 ha, TLH 4,3 - 22%, tăng 67,8 ha.

2. Trên cây cà phê (Diện tích canh tác: 144.170 ha) 

- Khô cành: Diện tích nhiễm trên toàn tỉnh là 32.561,4 ha, TLH 7,7 - 63%, tăng 3.504,6 ha so với kỳ trước.

- Vàng lá: Bệnh nhiễm 15.991,4 ha tại các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc, Đức Trọng và Đà Lạt (tăng 2.227 ha), TLH 3,8 - 30%.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm 19.336,6 ha, TLH 6 - 34,4%, tăng 743,1 ha so với kỳ trước.

- Ve sầu: Nhiễm tại Di Linh, Lâm Hà, Đà Lạt trên diện tích 635 ha, mật độ 11,9 - 80 con/gốc.

3. Trên cây chè (Diện tích canh tác: 23.529,2 ha)

- Bọ xít muỗi: Tại Bảo Lộc, Lâm Hà, Di Linh bọ xít muỗi nhiễm 7.530,6 ha, TLH 4,3 - 19,8% (giảm 121,3 ha).

- Rầy xanh: Nhiễm trên diện tích 8.016,1 ha (622,6 ha nhiễm nặng), TLH 3,7 - 26,7%, giảm 121,3 ha.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 5.714,5 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, TLH 3,4 - 20%.

4. Trên cây rau:

4.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 1.750 ha)

- Sâu tơ: Nhiễm tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương trên diện tích 431,5 ha (tăng 7 ha so với kỳ trước), mật độ trung bình 5,2 con/m2, cao 14 con/m2.

- Sưng rễ: Tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng bệnh nhiễm 863 ha (93 ha nhiễm nặng), TLH trung bình 6,9%, cao 30%.

4.2 Cây cà chua, khoai tây (Diện tích gieo trồng: 2.990 ha)

- Bệnh xoăn lá cà chua: Tại Đơn Dương, Đức Trọng bệnh xoăn lá nhiễm trên diện tích 784 ha (17 ha nhiễm nặng), TLH 4,3 - 40%.

- Mốc sương: Bệnh nhiễm 711 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, TLH 5,2 - 40%. Trên khoai tây 276 ha nhiễm bệnh, TLH 13,1 - 28%.

- Đốm lá vi khuẩn: Tại Đơn Dương 1.590 ha nhiễm bệnh, TLH 10,7 - 20% (giảm 120 ha).

5. Trên các cây trồng khác:

5.1 Cây điều (Diện tích canh tác: 15.610 ha)

- Bọ xít muỗi: Tại Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai bọ xít muỗi nhiễm 8.365 ha (giảm 272,8 ha so với kỳ trước), TLH 10,7 - 25,8%.

- Thán thư: Bệnh nhiễm tại Cát Tiên, Đạ Huoai và Đạ Tẻh trên diện tích 3.028,7 ha, TLH 6,7 - 37%, tăng 76,4 ha so với kỳ trước. 

- Xì mủ: Bệnh nhiễm 1.030 ha (503,6 ha nhiễm nặng) tại Đam Rông và Đạ Tẻh, TLH 10,8 - 88%.

5.2 Cây dâu tằm (Diện tích canh tác:  3.824 ha)

- Rệp các loại: Nhiễm tại Đạ Tẻh, Lâm Hà và Bảo Lộc với diện tích nhiễm 422,8 ha, TLH 6,4 - 24%, tăng 50,8 ha so với kỳ trước.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 917,1 ha tại Đạ Tẻh, Bảo Lộc và Lâm Hà, TLH 6,3 - 36%, tăng 4 ha so với kỳ trước.

5.3 Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.572,6 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm 844,3 ha (14,8 ha nhiễm nặng) tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai, TLH 12,4 - 42%, tăng 11,1 ha so với kỳ trước.

- Khô thân: Tại Đạ Huoai, Đạ Huoai trên diện tích nhiễm 277,3 ha, TLH 3,8 - 16%, giảm 29,5ha so với kỳ trước.

5.4 Cây cao su (Diện tích canh tác: 3.304 ha)

- Bệnh rụng lá: Nhiễm 336,4 ha (67,3 ha nhiễm nặng) tại Đạ Huoai, TLH 12,1 - 43,5%.

- Bệnh nấm hồng: Nhiễm 672,8 ha tại Đạ Huoai, TLH 10 - 20%.

            III. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, chiều có mưa rào và dông vài nơi. Các đối tượng dịch hại như rầy nâu hại lúa; bệnh khô cành hại cây cà phê có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan. Đề nghị TTNN các huyện kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng cũng như số lượng rầy vào đèn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi dịch hại có xu hướng gia tăng mạnh.

1. Cây lúa: Hiện nay, mật độ rầy nâu trên đồng ruộng tại các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên đang có xu hướng gia tăng mạnh. Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh VL-LXL hại lúa đề nghị TTNN các huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy ngoài đồng ruộng, số lượng rầy vào đèn và đề xuất kịp thời phương án xử lý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cháy rầy.

2. Cây cà phê: Đối với bệnh khô cành cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để phòng trừ như: Bón phân cân đối và hợp lý, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo đủ nước tưới cho cây đặc biệt trong mùa khô nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh khô cành; trồng cây che bóng; khi vườn cà phê bị bệnh nặng cần cắt bỏ và thu gom những đoạn cành bị bệnh đem đốt tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của nấm bệnh.    

                                                               CHI CỤC TRƯỞNG  

Nơi nhận:

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các huyện, Tp;

- TTNN các huyện, Tp;

- Lưu: VT, KT.

Các tin khác