Thống kê truy cập

4346407
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
334
17667
54000
4346407

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 3 tháng 3 năm 2012

        SỞ NN & PTNT LÂM ĐỒNG            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

            Số: 14/TB-BVTV                            Lâm Đồng, ngày 20 tháng 3 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 3 năm 2012

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

       Trong tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu diễn biến theo chiều hướng: đêm không mưa, ngày nắng, chiều có mưa rào nhẹ vài nơi, lượng mưa phổ biến đạt xấp xỉ và cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng: 7.296,4 ha) ‎‎

Vụ Đông Xuân 2011 - 2012, Toàn tỉnh gieo cấy được 10.724,9 ha (đã thu hoạch 3.428,5 ha).

- Rầy nâu: Tuần qua, mật độ rầy nâu có xu hướng tăng nhẹ so với tuần trước. Mật độ trung bình 266,8 con/m2, cao 4.800 con/m2. Tổng diện tích nhiễm rầy nâu trên toàn tỉnh là 3.938,1 ha trong đó nhiễm nhẹ 568,8 ha, nhiễm trung bình 587,6 ha và nhiễm nặng 20 ha. Diện tích còn lại 2.761,7 ha nhiễm ở mật độ 50 - 200 con/m2. Diện tích nhiễm rầy giảm 917,7 ha so với kỳ trước.

Trong tuần đẽ tiến hành thu thập được 4 mẫu lúa tại Di Linh và  mẫu rầy tại Đa Huoai. Kết quả giám định tuần qua không có mẫu lúa nhiễm virus VL-LXL, có 1 mẫu rầy (Đạ Huoai) nhiễm virus gây bệnh VL-LXL với tỷ lệ 50%.

TTNN Đạ Tẻh đã tổ chức cấp phát thuốc cho bà con nông dân với diện tích 297 ha.

 - Đạo ôn lá: Nhiễm tại Đức Trọng, Đạ Tẻh, Đạ Huoai trên diện tích 301,9 ha (8,5 ha nhiễm nặng), TLH 3,0 - 22%, giảm 22,2 ha so với kỳ trước.

- Khô vằn: Nhiễm tại Đạ Tẻh 260 ha (65 ha nhiễm nặng), TLH 6,5 - 60%.

2. Trên cây cà phê (Diện tích canh tác: 144.170 ha) 

- Khô cành: Diện tích nhiễm trên toàn tỉnh là 38.063,8 ha (220 ha nhiễm nặng), TLH 8,2 - 63%, giảm 1.560,4 ha so với kỳ trước.

- Vàng lá: Bệnh nhiễm 21.760,5 ha tại các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc (tăng 1.268,8ha), TLH 3,3 - 20%.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 18.396,4 ha, TLH 5,1 - 28%, giảm 2.789,2 ha so với kỳ trước.

- Rệp sáp: Nhiễm tại Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm trên diện tích 18.874,9 ha, TLH 2,5 - 14,6% chùm quả. Tăng 7.127,5 ha so với kỳ trước.

3. Trên cây chè (Diện tích canh tác: 23.529,2 ha)

- Bọ xít muỗi: Tại Bảo Lộc, Bảo Lộc, Lâm Hà, Di Linh bọ xít muỗi nhiễm 9.319,3 ha (536,3 ha nhiễm nặng), TLH 4 - 21,9% (tăng 980,8 ha so với kỳ trước). ‎‎‎‎‎

- Rầy xanh: Nhiễm trên diện tích 9.513,5 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm (1.018,9 ha nhiễm nặng), TLH 5 - 21,9%, tăng 536,3 ha so với kỳ trước.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 7.075,5 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, TLH 4,5 - 26,4%. Tăng 622,7 ha so với kỳ trước.

4. Trên cây rau:

4.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 1.670 ha)

- Sâu tơ: Nhiễm tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương trên diện tích 954,5 ha (tăng 444,5 ha so với kỳ trước), mật độ trung bình 7,5 con/m2, cao 20 con/m2.

- Sưng rễ: Tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng bệnh nhiễm 716 ha (10 ha nhiễm nặng), TLH trung bình 7,2%, cao 30%.

4.2 Cây cà chua, khoai tây (Diện tích gieo trồng: 2.870 ha)

- Bệnh xoăn lá cà chua: Tại Đơn Dương, Đức Trọng bệnh xoăn lá nhiễm trên diện tích 548 ha (77 ha nhiễm nặng), TLH 5,3 - 40% (giảm 180 ha).

- Mốc sương: Bệnh nhiễm 908 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, TLH 6,8 - 30%. Trên khoai tây, bệnh mốc sương nhiễm 210 ha, tỉ lệ bệnh 16,8 - 32% (giảm 38 ha so với kỳ trước).

- Đốm lá vi khuẩn: Nhiễm tại Đơn Dương 1.260 ha, TLH 10,3 - 20%, tăng 270 ha.

5. Trên các cây trồng khác:

5.1 Cây điều (Diện tích canh tác: 15.610 ha)

- Thán thư: Bệnh nhiễm tại Cát Tiên, Đạ Huoai và Đạ Tẻh trên diện tích 3.294,6 ha, TLH 8,5 - 37%, giảm 518,4 ha so với kỳ trước.

- Xì mủ: Bệnh nhiễm 764 ha tại Đam Rông và Đạ Tẻh, TLH 6,3 - 33%.

5.2 Cây dâu tằm (Diện tích canh tác: 3.824 ha)

- Rệp các loại: Nhiễm tại Đạ Tẻh, Lâm Hà và Bảo Lộc với diện tích nhiễm 326,3 ha, TLH 5,7 - 32%, giảm 12,9 ha so với kỳ trước.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 507,5 ha tại Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lộc và Lâm Hà, TLH 5,1 - 37%, giảm 27 ha so với kỳ trước.

5.3 Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.572,6 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm 717 ha tại Đạ Tẻh và Đạ Huoai (14,8 ha nhiễm nặng), TLH 11,4 - 42%.

- Khô thân: Diện tích nhiễm tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai 577 ha, TLH 9,4 - 25%.

5.4 Cây cao su (Diện tích canh tác: 4.145,1 ha)

- Bệnh rụng lá Corynespora: Diện tích nhiễm 966,5 ha tại Đạ Huoai (nhiễm nặng 579,9 ha), TLH 22,9 - 42,1%.

- Bệnh phấn trắng: Nhiễm tại Đạ Huoai trên diện tích 773,2 ha, TLH 19,5 - 31,6%.

III. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa nhẹ vài nơi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Các đối tượng dịch hại như rầy nâu hại lúa; bệnh phấn trắng, rụng lá hại cây cao su có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan. Đề nghị TTNN các huyện kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng cũng như số lượng rầy vào đèn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi dịch hại có xu hướng gia tăng mạnh.

1. Cây lúa: Để chủ động trong công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh VL-LXL hại lúa đề nghị TTNN các huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy ngoài đồng ruộng, số lượng rầy vào đèn và đề xuất kịp thời phương án xử lý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cháy rầy.

2. Cây cao su:

- Bệnh rụng lá Corynespora: Những vườn cao su dưới 2 năm tuổi đã trồng bằng các dòng vô tính nhiễm bệnh, thực hiện ghép giống hoặc ghép tán bằng dòng vô tính cao su kháng bệnh hoặc chống chịu bệnh. Những vườn đã trồng bằng dòng vô tính nhiễm bệnh trên 2 năm tuổi, vẫn duy trì nhưng cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng bệnh. Trong điều kiện bệnh phát sinh, phát triển mạnh có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ như: Hexaconazole (Anvil 5SC, Saizole 5SC, Vivil 5SC,…; Carbendazim (Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC,…và một số loại thuốc phối trộn giữa Hexaconazole và Carbendazim (Vixazol 275SC, Calivil 55SC,..) Nguồn: sử sụng tài liệu tham khảo của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.

Thiết bị phun: Đối với vườn ương, nhân, vườn kiến thiết cơ bản chưa khép tán, có chiều cao tán lá thấp, dùng bình phun đeo vai dung tích 8 lít hoặc 16 lít. Đối với vườn đã khép tán, có chiều cao tán lá trên 4 m, dùng máy bơm phun cao áp với công suất đủ phun thuốc tới ngọn.

- Bệnh phấn trắng: Đối với vườn cây khai thác áp dụng biện pháp xử lý gián tiếp như tăng cường phân bón vào cuối mùa mưa. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc như: Binhnavil 50SC, Amistar top 325SC, Anvil 5SC, Carbenzim 500FL để phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim và ngưng khi 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày vào buổi sáng ít gió.

                                                                                     CHI CỤC TRƯỞNG                  

Nơi nhận:

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các huyện, Tp;

- TTNN các huyện, Tp;

- Lưu: VT, KT.

 

Các tin khác