Thống kê truy cập

3452638
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2293
12884
104137
3452638

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 10 năm 2013

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              Số: 65/TB-BVTV                               Lâm Đồng, ngày 14 tháng 10 năm 2013

 

       THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 11 tháng 10 năm 2013

 

            I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Trong tuần, thời tiết Lâm Đồng trong các khu vực: nhiều mây, đêm có mưa rải rác. Ngày nắng gián đoạn, có mưa nhiều nơi và rải rác có mưa vừa đến mưa to. Gió Tây Nam cấp 2 cấp 3. Nhiệt độ trung bình 22,20C, cao nhất 330C và độ ẩm 87 – 93 %, lượng mưa phổ biến 75,0 –  200,0 mm (nhiệt độ và lượng mưa cao nhất trong kỳ tại 3 huyện phía Nam).

            II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

            1. Cây lúa (Diện tích: 14.914,7 ha) ‎‎

Lúa Hè Thu: 689,99 ha, lúa Mùa: 14.224,71 ha. Lúa ở giai đoạn: mạ 1.437 ha; đẻ nhánh 1.450,0 ha; đứng cái 600,7 ha; làm đòng 2.564,6 ha; trỗ 6.486,4 ha, chín 2376 ha.

- Rầy nâu: nhiễm nhẹ trên diện tích 61 ha (trung bình 66,7 con/m2, cao nhất 940 con/m2).

- Đạo ôn lá: nhiễm 1.135,8 ha tại Đạ Tẻh, Đức Trọng, Lạc Dương. Tỉ lệ hại 8,5 – 42,3%, tăng 317,4 ha. Trong đó có 424,5 ha nhiễm nặng tại Đạ Tẻh, Đức Trọng.

- Vàng lá sinh lý: nhiễm 232,0 ha (có 116,0 ha nhiễm nặng) tại Đạ Tẻh. Tỉ lệ hại 9,3 – 46,0 %.

            2. Cây cà phê (Diện tích: 145.734,6 ha)

- Các đối tượng dịch hại như bệnh khô cành nhiễm 766,8 ha (tăng 206,8 ha); rỉ sắt nhiễm 4.837,9 ha (tăng 1.963,2 ha); vàng lá nhiễm 994,1 ha (tăng 854,1 ha).

- Sâu đục thân mình trắng nhiễm 492 ha (có 70,0 ha nhiễm nặng tại Đà Lạt).

- Bọ xít muỗi: nhiễm 379,7 ha (có 40,2 ha nhiễm nặng). Tỉ lệ hại trung bình 15,1%  tại huyện Đam Rông.

            3. Cây chè (Diện tích: 24.319,2 ha)

- Bọ xít muỗi nhiễm 2.748,4 ha.

- Các đối tượng dịch hại khác nhiễm nhẹ và ít biến động so với kỳ trước.

            4. Cây điều (Diện tích: 14.510 ha)

Một số đối tượng dịch hại tăng so với kỳ trước, thán thư nhiễm 1.773,6 ha (tăng 486,1 ha); xì mủ thân nhiễm 905,8 ha (tăng 230,4 ha).

            5. Cây ca cao (Diện tích: 1.645,6 ha)

Bọ cánh cứng nhiễm 82,3 ha (29,9 ha nhiễm nặng); bọ xít muỗi nhiễm 230,4 ha (160,9 ha nhiễm nặng); loét thân nhiễm 209,2 ha (104,6 ha nhiễm nặng).

            6. Cây cao su (Diện tích: 7.343 ha)

- Héo đen đầu lá nhiễm nặng 282,2 ha (giảm 94,7 ha); Rụng lá nhiễm 167,2 ha (giảm 491,9 ha); nấm hồng nhiễm 220,2 ha (giảm 114,6 ha);

- Xì mủ nhiễm 229,1 ha (tăng 125,5 ha).

            7. Cây dâu tằm (Diện tích: 3.883 ha)

- Các đối tượng như rỉ sắt, bạc thau, rầy rệp nhiễm nhẹ và ít biến động so với kỳ trước.

            8. Cây sầu riêng: (Diện tích: 1.839,05 ha)

Bệnh xì mủ: nhiễm 308,2 ha (có 69,9 ha nhiễm nặng), ít biến động so với kỳ trước.

            9. Cây rau:

            9.1. Cây rau họ thập tự (Diện tích: 1.820 ha)

- Sâu tơ: nhiễm 14,0 ha. Tăng 7,0 ha so với kỳ trước, mật độ 4,4 – 13 con/m2.

- Bệnh sưng rễ: nhiễm 232,5 ha. Tăng 22,5 ha so với kỳ trước (có 37,0 ha nhiễm nặng).

- Bệnh cháy lá: nhiễm 126,0 ha, ở mức trung bình. Tăng 50,0 ha so với kỳ trước.

            9.2. Cây cà chua (Diện tích: 2.490 ha)

Các đối tượng dịch hại gây hại ít biến động so với kỳ trước, trong đó bệnhmốc sương nhiễm 39,0 ha; đốm lá vi khuẩn nhiễm 180,0 ha; héo xanh nhiễm 63,0 ha; sâu xanh nhiễm 300 ha (có 120,0 ha nhiễm nặng).

            9.3. Đậu leo (Diện tích: 250 ha)

- Rỉ sắt: nhiễm 13,0 ha; sâu đục quả nhiễm 104,0 ha (có 65,0 ha nhiễm nặng).

            10. Cây dâu tây (Diện tích: 87 ha)

Mốc xám nhiễm 19,0 ha (tăng 12,0 ha; có 7,0 ha nhiễm nặng).

            11. Hoa cúc (Diện tích: 570 ha)

Bệnh rỉ sắt: gây hại ở mức nhẹ trên diện tích 39,0 ha. Tỉ lệ hại 9,8 – 17 %.

            III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: Đêm có mưa, ngày nắng gián đoạn, có mưa rải rác đến nhiều nơi, có nơi có mưa vừa đến mưa to. Gió Tây Nam cấp 2 cấp 3.

Cần chú ý các đối tượng dịch hại như: Rầy nâu, ốc bươu vàng (giai đoạn mạ), đạo ôn, VLSL hại lúa; rỉ sắt, vàng lá, bọ xít muỗi hại cà phê; bọ xít muỗi chè; thán thư, xì mủ, bọ xít muỗi trên cây điều; bọ xít muỗi, loét thân trên ca cao; héo đen đầu lá trên cây cao su có khả năng phát triển và gây hại.

Đề nghị TTNN các huyện, TP thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng trong địa bàn và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời để hạn chế lây lan, giảm thiệt hại cho sản xuất. 

   Nơi nhận:                                                                                               CHI CỤC TRƯỞNG

- Trung tâm BVTV phía Nam;

- Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c);

- UBND các huyện, Tp (để biết);

- TTNN các huyện, Tp;

- TTKN Lâm Đồng (email);

- Đài PT-TH Lâm Đồng (email);

- Lưu: VT, KT.

 

Các tin khác