Thống kê truy cập

3454812
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1448
15058
106311
3454812

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 4 tháng 6 năm 2013

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           Số: 40/TB-BVTV                               Lâm Đồng, ngày 28 tháng 6 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 6 năm 2013

 
 

            I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Trong tuần, thời tiết Lâm Đồng diễn biến theo chiều hướng: nhiều mây, có mưa rải rác, có nơi mưa vừa đến mưa to. Nhiệt độ trung bình 21,40C, cao nhất 330C và độ ẩm 84,8 - 96%, lượng mưa phổ biến 164,7 - 289,7 mm.

            II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

            1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng 7.699 ha) ‎‎

Hiện nay, diện tích lúa vụ Hè Thu – Mùa 2013: 7.699 ha/22.137 ha kế hoạch (đạt 34,78% so với kế hoạch). Trong đó: mạ 1.557,5 ha, đẻ nhánh 1.000 ha, đứng cái 806 ha, làm đòng 2.093,5 ha, trổ – chín 2.242 ha.

- Rầy nâu: Gây hại ở mức nhẹ tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Di Linh, Đức Trọng trên diện  tích 97,7 ha (mật độ 98,4 - 760 con/m2), tăng 87,3 ha so với kỳ trước.

- Ốc bươu vàng: tăng 374,0 ha so với kỳ trước, diện tích nhiễm trung bình  - nặng 524,5 ha (121, 2 ha nhiễm nặng tại Đạ Tẻh), mật độ 0,8 – 15 con/m2.

- Đạo ôn lá: nhiễm tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đức Trọng trên diện tích 787,6 ha với TLH 8,1 – 18,0 %, tăng 203,7 ha so với kỳ trước.

            2. Cây cà phê (Diện tích canh tác: 145.734,6 ha)

Các loại bệnh hại tăng nhẹ so với kỳ trước gồm: Bệnh vàng lá (tăng 852,2 ha); rỉ sắt (1.332 ha); bệnh đốm mắt cua (587,6 ha); bệnh khô cành (580 ha) và bệnh nấm hồng (1.107,7 ha).

Mọt đục cành cà phê nhiễm ở mức nhẹ, tăng so với kỳ trước 2.556,2  ha. Riêng rập sáp, rệp các loại và ve sầu có xu hướng giảm so với kỳ trước; diện tích nhiễm giảm tương ứng là 4.356,8 ha; 599,3 ha và 1.538,4 ha.

Sâu đục thân: gây hại tại Đà Lạt 3.160 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.020 ha, trung bình 1.700 ha và nặng 440 ha, TLH 19 – 60%.

            3. Cây chè (Diện tích canh tác: 24.319,2 ha)

Các đối tượng dịch rầy xanh, bọ cánh tơ giảm so với kỳ trước. Bệnh phồng lá, chấm xám, bọ xít muỗi tăng so với kỳ trước: Bọ xít muỗi tăng 565,4 ha; phồng lá tăng 246,9 ha;  và chấm xám nhiễm ở mức nhẹ, tăng 204 ha so với kỳ trước.

           4. Cây điều (Diện tích canh tác: 14.510 ha)

Các đối tượng dịch bọ xít muỗi, bệnh khô cành giảm so với kỳ trước. Bệnh xì mủ thân tăng 1.059,2 ha và bệnh thán thư tăng 1.533,1 ha so với kỳ trước.

           5. Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.645,6 ha)

Các đối tượng dịch hại trên cây ca cao có xu hướng giảm so với kỳ trước. Trong đó, bệnh loét thân giảm mạnh 156,9 ha.

           6. Cây cao su (Diện tích canh tác: 7.343 ha)

Các đối tượng dịch đều có xu hướng tăng so với kỳ trước. Trong đó:

- Bệnh xì mủ: nhiễm trung bình - nặng 420,3 ha, TLH 10,0 – 30,0%.

- Bệnh nấm hồng: nhiễm nhẹ - trung bình 578,2 ha tại Đạ Tẻh

- Bệnh rụng lá: nhiễm trung bình - nặng 451,7, TLH 12,4 - 51,3%.

           7. Cây dâu tằm (Diện tích gieo trồng: 3.883 ha)

Các đối tượng dịch đều có xu hướng tăng so với kỳ trước. Trong đó:

Bệnh gỉ sắt (tăng 405,1 ha trong đó có 11,1 ha nhiễm nặng), bạc thau chủ yếu nhiễm nhẹ – trung bình (tăng 207,2 ha), ve sầu nhảy (tăng 4,5 ha).

            8. Cây rau:

8.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 3.256 ha)

- Sâu tơ: nhiễm ở mức nhẹ 430,5 ha, mật độ 5,7 - 12 con/m2, giảm 29,5 ha so với kỳ trước.

- Sưng rễ: giảm 186,6 ha so với kỳ trước. Diện tích nhiễm trung bình - nặng 158,5 ha, trong đó có 34,1 ha nhiễm nặng.

8.2 Cây cà chua (Diện tích gieo trồng: 2.600 ha)

Các đối tượng dịch hại trên cây cà chua như ruồi hại lá, bệnh xoăn lá, đốm lá vi khuẩn, héo xanh có xu hướng tăng so với kỳ trước: xoăn lá (tăng 35,2 ha), đốm lá vi khuẩn (tăng 180 ha tại Đơn Dương), ruồi hại lá (tăng 620 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng), héo xanh (tăng 200 ha). Bệnh mốc sương, sâu xanh có xu hướng giảm (mốc sương giảm 390 ha, sâu xanh giảm 60 ha so với kỳ trước).

8.3 Cây khoai tây (Diện tích gieo trồng: 50 ha)

Mốc sương: Giảm 15 ha so với kỳ trước  (TLH 14,6 - 34%) và ruồi hại lá: Diện tích bị hại 15 ha (TLH 10,1 - 19%).

8.4 Cây dâu tây (Diện tích gieo trồng: 80 ha)

- Bệnh mốc xám: nhiễm trung bình - nặng 36 ha tại Đà Lạt, Lạc Dương, TLH 10,8 -21,0%.

- Bệnh xì mủ lá: nhiễm trung bình - nặng 28 ha, TLH 11,8 -38,0%.

- Bệnh thối gốc rễ: nhiễm trung bình - nặng 12 ha, TLH 7 - 30%.

8.5  Đậu leo (Diện tích gieo trồng: 250 ha)

Sâu đục quả nhiễm trên diện tích 130ha; giảm 24ha so với kỳ trước. Rỉ sắt nhiễm 100ha ở mức nhẹ và ruồi đục lá nhiễm 12ha.

8.6 Cà rốt (Diện tích gieo trồng: 200 ha)

Bệnh cháy lá chân: nhiễm nhẹ - trung bình 120 ha, giảm 20 ha so với kỳ trước.

           9. Hoa cúc (Diện tích gieo trồng: 570 ha)

Bệnh rỉ sắt: gây hại ở mức nhẹ - trung bình 451 ha, TLH 11,9 - 21%.

            III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

            Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: Ngày nhiều mây, nắng gián đoạn, chiều tối có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to. Các đối tượng dịch hại như rầy nâu, ốc bươu vàng hại lúa; bệnh nấm hồng, sâu đục thân hại cây cà phê; bệnh mốc sương hại cây cà chua; bệnh rụng lá hại cây cao su có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan.

- Cây lúa: Đề nghị TTNN các huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình rầy nâu ngoài đồng ruộng để kịp thời hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời; thu thập mẫu lúa, mẫu rầy để giám định virus gây bệnh VL-LXL; theo dõi bẫy đèn để khuyến cáo kịp thời cho việc xuống giống trong thời gian tới. Hiện nay, các huyện đang tập trung xuống giống vụ Mùa, vì vậy cần theo dõi tình hình gây hại của ốc bươu vàng đối với giai đoạn lúa non để hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ.

 Đối với bệnh đạo ôn lá hại lúa: Nên gieo trồng một số giống lúa kháng đạo ôn như  IR 59606, OM5451, OM6162…hạn chế bón phân đạm và các loại phân bón qua lá, đồng thời sử dụng một số loại thuốc BVTV đăng ký phòng trừ bệnh đạo ôn để phòng trừ kịp thời.

            - Cây cà phê: Đề nghị TTNN thành phố Đà Lạt tiếp tục theo dõi các pha phát dục của sâu đục thân hại cà phê chè. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng trừ: Tạo hình, tỉa cành, tạo tán tạo cho cây có hình dạng cân đối; thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ; thiết kế cây che bóng để hạn chế sâu đục thân. Biện pháp hóa học khuyến cáo nông dân có thể sử dụng các loại thuốc BVTV: Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha), Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha), lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2 - 3 lần. Với những cây bị hại nặng, cần tiến hành cưa đốn phần bị hại đem tiêu hủy, đồng thời tiến hành chăm sóc, bón phân bổ sung để cây sớm phục hồi, sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

            Đề nghị TTNN các huyện, thành phố thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng để hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ kịp thời, hạn chế dịch hại lây lan trên diện rộng.  

CHI CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận:                                                                               

- Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c);

- UBND các huyện, Tp (để biết);

- TTNN các huyện, Tp (để biết);

- Trung tâm BVTV phía Nam (email);

- TTKN Lâm Đồng (email);

- Đài PT-TH Lâm Đồng (email);

- Lưu: VT, KT.

 

Các tin khác