Thống kê truy cập

4553610
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4215
7945
48569
4553610

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 4 tháng 4 năm 2012

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

         Số: 27/TB-BVTV                                 Đà Lạt, ngày27 tháng 4 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 4 năm 2012

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

       Trong tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa rải rác, ngày nắng gián đoạn, có nơi mưa vừa đến mưa to, lượng mưa phổ biến đạt cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng 8.057,4 ha) ‎‎

Vụ Đông Xuân 2011 - 2012, đã thu hoạch 5.803,7 ha/10.949,3 ha gieo cấy.

Bảng 1: Tiến độ gieo sạ lúa vụ Đông Xuân 2011 - 2012

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đạ Huoai

 

 

 

 

 

1

1

Đạ Tẻh

 

 

 

12

70

367

449

Đơn Dương

 

 

 

 

930

 

930

Đức Trọng

 

 

 

175

384

228.5

787.5

Lâm Hà

 

 

 

 

1140

 

1140

Đam Rông

 

 

478

340.4

 

 

818.4

Di Linh

 

 

 

392.7

502

55

949.7

Lạc Dương

 

 

 

70

 

 

70

Tổng

 

 

478

990.1

3026

651.5

5145.6

 

Bảng 2: Tiến độ gieo sạ lúa vụ Hè thu 2012

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đạ Huoai

4.8

23

15.8

 

 

 

43.6

Đạ Tẻh

68

40.2

8

58

 

 

174.2

Cát Tiên

1568

979

 

19

 

10

2576

Di Linh

10

108

 

 

 

 

118

Tổng

1650.8

1150.2

23.8

77

 

10

2911.8

 

- Rầy nâu: Tuần qua, rầy nâu có xu hướng tăng nhẹ so với tuần trước. Mật độ trung bình 158,7 con/m2, cao 2.600 con/m2. Diện tích nhiễm rầy nâu tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên 129,9 ha (14,3 ha nhiễm trung bình, 115,6 ha nhiễm nhẹ). Diện tích nhiễm tăng 106,5 ha so kỳ trước.

Trong tuần, TTNN Di Linh đã tiến hành cấp thuốc phòng trừ rầy nâu cho bà con nông dân xã Đinh Trang Hòa với diện tích 65 ha.

 - Đạo ôn lá: Nhiễm tại Đạ Tẻh và Đức Trọng 59,4 ha trong đó có 11,4 ha nhiễm nặng, TLH 14,7 - 68%, tăng 11,5 ha so với kỳ trước. Đạo ôn cổ bông nhiễm 107 ha, mức hại nhẹ - trung bình.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Nhiễm tại Đức Trọng 78,9 ha, mật độ 2 - 12 con/m2.

2. Trên cây cà phê (Diện tích canh tác: 144.170 ha) 

- Khô cành: Diện tích nhiễm trên toàn tỉnh là 24.923,5 ha, TLH 6,4 – 50%, giảm  2.123,1 ha so với kỳ trước.

- Vàng lá: Bệnh nhiễm 17.870,8 ha tại các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc và Đà Lạt (giảm 2.567,4 ha), TLH 3,0 - 25%.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 20.887,6 ha mức hại nhẹ - trung bình, giảm 509,4 ha.

- Rệp sáp: Nhiễm tại Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm trên diện tích 15.609,6 ha, TLH 3,0 - 25% chùm quả, tăng 4.203,6 ha so với kỳ trước.

3. Trên cây chè (Diện tích canh tác: 23.529,2 ha)

- Bọ xít muỗi: Tại Bảo Lộc, Bảo Lộc, Lâm Hà, Di Linh bọ xít muỗi nhiễm 8.157,5 ha (725,2 ha nhiễm nặng), TLH 3,1 - 30,2%.

- Rầy xanh: Nhiễm trên diện tích 8.372,3 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm (1.555,2 ha nhiễm nặng), TLH 4,4 - 30,1%.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 4.513,1 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, TLH 2,3 - 18%, giảm 251,4 ha so với kỳ trước

4. Trên cây rau:

4.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 1.870 ha)

- Sâu tơ: Nhiễm tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương trên diện tích 915,5 ha, mật độ trung bình 7,9 con/m2, cao 21 con/m2 (tăng 106 ha).

- Sưng rễ: Tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng bệnh nhiễm 945 ha (63 ha nhiễm nặng), TLH trung bình 8,2%, cao 30%.

4.2 Cây cà chua, khoai tây (Diện tích gieo trồng: 2.683 ha)

- Bệnh xoăn lá cà chua: Tại Đơn Dương, Đức Trọng bệnh xoăn lá nhiễm trên diện tích 534,9, mức hại nhẹ - trung bình tăng 60 ha.

- Mốc sương: Bệnh nhiễm 864,9 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, TLH 4,9 - 30%. Trên khoai tây, bệnh mốc sương nhiễm 98 ha, TLH 25,5 - 38%.

- Đốm lá vi khuẩn: Nhiễm tại Đơn Dương 720 ha, TLH 9,5 - 30%, (tăng 180 ha).

5. Trên các cây trồng khác:

5.1 Cây điều (Diện tích canh tác: 15.610 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai 4.793,1 ha, TLH 9,1 - 34%, giảm 436,1 ha so với kỳ trước.

- Thán thư: Bệnh nhiễm tại Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Huoai và Đạ Tẻh trên diện tích 4.024,8 ha, TLH 10,3 - 42%, giảm 577,3 ha so với kỳ trước.

- Xì mủ: Bệnh nhiễm 734,6 ha tại Đam Rông và Đạ Tẻh, TLH 6,0 - 24% (nhiễm nặng 118,4 ha), giảm 87,8 ha.

5.2 Cây dâu tằm (Diện tích canh tác: 3.824 ha)

- Rệp các loại: Nhiễm tại Đạ Tẻh, Lâm Hà và Bảo Lộc với diện tích nhiễm 541,5 ha, mức hại nhẹ - trung bình.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 982,9 ha tại Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lộc và Lâm Hà, TLH 4,6 - 16%, tăng 16,6 ha.

5.3 Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.572,6 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm 789,1 ha tại Đạ Tẻh và Đạ Huoai (212,1 ha nhiễm nặng), TLH 14,6 - 42%, giảm 51,6 ha so với kỳ trước.

- Khô thân: Diện tích nhiễm tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai 166,3 ha, TLH 4,0 - 36%.

5.4 Cây cao su (Diện tích canh tác: 4.145,1 ha)

- Bệnh rụng lá Corynespora: Diện tích nhiễm 689,8 ha tại Đạ Huoai (153,3 ha nhiễm nặng), tăng 229,9 ha so với kỳ trước.

III. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa nhẹ vài nơi, ngày nắng, chiều và tối có mưa rào rải rác và dông vài nơi. Các đối tượng dịch hại như rầy nâu hại lúa; bệnh xoăn lá hại cây cà chua, bệnh sưng rễ hại cây cải bắp có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan. Đề nghị TTNN các huyện kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng cũng như số lượng rầy vào đèn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi dịch hại có xu hướng gia tăng mạnh.

1. Cây lúa: Để chủ động trong công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh VL-LXL hại lúa đề nghị TTNN các huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy ngoài đồng ruộng, số lượng rầy vào đèn và đề xuất kịp thời phương án xử lý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cháy rầy.

2. Cây rau:

- Xoăn lá virus hại cà chua: Cần sử dụng các giống cà chua chống chịu virus như VT3, FM20, FM 29, Kim cương đỏ. Ngoài ra cần phòng trừ các môi giới truyền bệnh như rầy, rệp, bọ phấn bằng các loại thuốc như Actara 25WG; Confidor 100SL; Admire 50EC,… ngay từ giai đoạn vườn ươm cho đến khi trồng ra ruộng sản xuất. Sử dụng riêng và vệ sinh thường xuyên các dụng cụ cắt tỉa cây bệnh và cây khỏe. Vệ sinh và thu gom tiêu hủy toàn bộ các tàn dư ngay sau khi thu hoạch.

   - Bệnh sưng rễ cải bắp: Tăng cường áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: luân canh, xử lý đất, xử lý giống, bón vôi, vệ sinh đồng ruộng kết hợp việc thu gom tiêu hủy triệt để những cây bị bệnh, sử dụng thuốc Nebijin 0.3DP (30kg/1000m2) để phòng trừ.

CHI CỤC TRƯỞNG                                                                

  Nơi nhận:

- Trung tâm BVTV phía Nam;

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các huyện, Tp;

- TTNN các huyện, Tp;

- Lưu: VT, KT.

 

Các tin khác