Tập huấn điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây nông nghiệp tại Lâm Đồng năm 2014
- Được viết: 11-06-2014 08:36
Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ chuyên môn hàng năm của Chi cục Bảo vệ thực vật, ngày 28 tháng 5 năm 2014, Chi cục BVTV Lâm Đồng tổ chức tập huấn về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng nông nghiệp theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT cho 18 cán bộ kỹ thuật làm công tác điều tra DTDB của các Trung tâm Nông nghiệp và 6 khuyến nông viên của các huyện, thành phố tại văn phòng Chi cục BVTV Lâm Đồng.
Ông Lại Thế Hưng - Chi cục Trưởng Chi cục BVTV khai mạc lớp tập huấn
Nội dung tập huấn
- Triển khai việc thực hiện công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây nông nghiệp năm 2014 tại Lâm Đồng; xác định các đối tượng cây trồng cần điều tra DTDB định kỳ và cây trồng điều tra bổ sung; xác định các đối tượng dịch hại chính phải điều tra và khu vực điều tra; hoàn thiện phương pháp nhập số liệu theo phần mềm Gis.
- Thông tin về đặc điểm sinh vật học của một số loài dịch hại mới phát sinh và biện pháp phòng trừ.
- Thông tin về tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân tại Lậm Đồng năm 2014 và giới thiệu tính năng, tác dụng của một số hoạt chất thuốc mới đăng ký vào danh mục thuốc BVTV ở Việt Nam năm 2013-2014.
Kết quả tập huấn
- Triển khai phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng nông nghiệp theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT năm 2014 trên 29 chủng loại cây trồng.
- Điều tra định kỳ 7 ngày/ lần đối với 18 chủng loại cây trồng (cây rau họ thập tư, cà chua, xà lách, rau các loại, cà rốt, khoai tây, đâu leo; dâu tây; hoa cúc, hoa hồng; lúa; cà phê; chè; lúa; sầu riêng; ca cao; cao su; dâu tằm) thuộc 44 khu vực điều tra gồm 116 đối tượng dịch hại dựa trên phần mềm Gis, trên diên tích điều tra khoảng 206.315,46 ha. Cây trồng điều tra bổ sung 1 tháng/lần đối với 11 chủng loại cây trồng (hoa lyli, cát tường, cẩm chướng, lay ơn, hồng ăn trái, cây ngô, cây chuối, chanh dây, bơ, mít, mía, dưa hấu) với tổng diện tích điều tra khoảng 24.503
- Điều tra theo mùa vụ một số loại cây trồng: khoai tây, hành tây, dưa hấu.
- Bổ sung một số đối tượng vào điều tra định kỳ: sâu đục cành/ điều; bọ xít muỗi/ cà phê; loét sọc mặt cạo/ cao su; bệnh kim châm do nấm (Stemphylium sp. và Stemtoria sp.)/ cà chua,.
- Thông tin về đặc điểm sinh vật học của dịch hại mới phát sinh và biện pháp phòng trừ: Ve sầu (Cryptotympana mandarina), bọ xít muỗi (Helopeltis sp), câu cấu (Hypomeces squamosus) hại cà phê; Sâu đục trái mít (Glyphodes caesalis ), ruồi đục trái mít (Bactrocera dorsalis và Bactrocera umbrosa); Sùng trắng hại cây trồng (có 3 loại bọ hung: màu nâu (Holotrichia sp), màu đen (Rhabdoscelus ooculus), màu xanh lá cây (Anomala sp); sinh vật chân đốt (Scutigerella immaculate) hại rau tại Đà Lạt
- Thông tin về đặc tính của một số hoạt chất thuốc mới đăng ký vào danh mục thuốc BVTV ở Việt Nam năm 2013-2014 gồm:
+ Thuốc trừ bệnh: Ranman 10SC (Cyazofamid); Ringo-L20SC (Metominostrobin);
+ Thuốc khử trung đất thế hệ mới: Basamid Granular (Dazomet 97% W/W).
+ Thuốc trừ cỏ BecAno (Indaziflam).
Lớp tập huấn điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trên cây nông nghiệp
Trước tình hình thực tế hiện nay, công tác điều tra DTDB nhằm phát hiện kịp thời dịch hại phát sinh và gây hại cây trồng là rất cần thiết. Hiện nay, số cán bộ kỹ thuật làm công tác DTDB của các TTNN 45 người; lực lượng khuyến nông viên 169 người; cộng tác viên 804 người; tổng số cây trồng được điều tra phát hiện sâu bệnh hại là 29. Vì vây, Chi cục BVTV tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác điều tra DTDB (chất lượng báo cáo, số liệu điều tra ngoài đồng …), đồng thời kết hợp với các TTNN tổ chức tập huấn về phương pháp điều tra DTDB cho khuyến nông viên, cộng tác viên làm công tác điều tra DTDB tại các địa phương để phục vụ công tác điều tra phát hiện dịch hại cây trồng ngày càng tốt hơn.
Phòng Kỹ thuật
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 05/8/2019 – 11/8/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày ngày 14/9 – 20/9/2020 - 16/09/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24 – 30/8/2020 - 27/08/2020
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 29/7/2019 – 04/8/2019 - 26/12/2019
- Bảng tổng hợp danh sách cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm đã được công nhận (tính đến ngày 28/5/2021) - 03/06/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/9/2021 – 19/9/2021 - 16/09/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 23/8/2021 – 29/8/2021 - 25/08/2021
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 23/9/2019 – 29/9/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/5/2022 – 05/6/2022 - 02/06/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 14/6/2021 – 20/6/2021 - 17/06/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/9 – 04/10/2020 - 02/10/2020
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 25/11/2019 – 01/12/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 9/11 – 15/11/2020 - 12/11/2020
- Công tác điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2013 - 17/08/2013
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 4/01/2021 – 10/01/2021 - 08/01/2021
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 24/02 – 01/03/2020 - 27/02/2020
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 09/12/2019 – 15/12/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/7 - 02/8/2020 - 13/08/2020
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 16/9/2019 – 22/9/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 21/3/2022 – 27/3/2022 - 24/03/2022